Dịch vụ đăng ký cấp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10975-1:2015 xin vui lòng liên hệ: 0904.889.859 – 0988.35.9999
[ad_1]
Mục Lục Bài Viết
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10975-1:2015 (ISO 8791-1:1986) về Giấy và các tông – Xác định độ nhám/độ nhẵn (Phương pháp không khí thoát qua) – Phần 1: Phương pháp chung
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10975-1:2015
ISO 8791-1:1986
GIẤY VÀ CÁC TÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỘ NHÁM/ ĐỘ NHẴN (PHƯƠNG PHÁP KHÔNG KHÍ THOÁT QUA) – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Paper and board –Determination of roughness/smoothness (airleak methods) – Part 1: General method
Lời nói đầu
TCVN 10975-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 8791-1:1986. ISO 8791-1:1986 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2013 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10975-1:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 10975 (ISO 8791), Giấy và các tông – Xác định độ nhám/độ nhẵn (phương pháp không khí thoát qua), gồm các phần sau:
– TCVN10975-1:2015(ISO8791-1:1986),Phần1: Phươngphápchung;
– TCVN10975-2:2015(ISO8791-2:2013),Phần2: PhươngphápBendtsen;
– TCVN10975-3:2015(ISO8791-3:2005),Phần3: PhươngphápSheffield;
– TCVN10975-4:2015(ISO8791-4:2007),Phần4: PhươngphápPrint-surf.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ nhám hoặc độ nhẵn bề mặt tờ giấy hoặc các tông theo cách đo lượng không khí giới hạn thoát qua. Phép đo này có thể được thực hiện bằng thiết bị bất kỳ phù hợp với bộ tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản cho các thiết bị và quy trình thực hiện chung của các phương pháp thử nghiệm không khí thoát qua giữa bề mặt mẫu thử và một mặt phẳng.
CHÚ THÍCH Một số thiết bị đo không khí thoát qua, ví dụ như thiết bị Gurley, đo lưu lượng không khí thoát qua giữa các bề mặt của mẫu thử thay vì giữa bề mặt của mẫu thử và một mặt phẳng.
Các phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn quy định chi tiết các yêu cầu và cách tiến hành áp dụng cho từng loại thiết bị đo.
GIẤY VÀ CÁC TÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỘ NHÁM/ ĐỘ NHẴN (PHƯƠNG PHÁP KHÔNG KHÍ THOÁT QUA) – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Paper and board –Determination of roughness/smoothness (airleak methods) – Part 1: General method
1.Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản và quy trình thực hiện để xác định độ nhám/độ nhẵn của giấy và các tông theo phương pháp không khí thoát qua.
2.Lĩnh vực áp dụng
Phương pháp này áp dụng cho hầu hết các loại giấy và các tông. Phương pháp này không áp dụng cho các loại giấy được làm nhăn hoặc dập nổi, hoặc các loại giấy không để phẳng được trong điều kiện của phép thử hoặc các loại giấy có độ thấu khí cao làm cho một lượng không khí đáng kể đi qua tờ giấy.
Thiết bị Gurley đo không khí thoát qua giữa các bề mặt mẫu thử liền kề và bị loại trừ khỏi phương pháp này.
3.Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghinăm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì ápdụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 3649 (ISO 186), Giấy và các tông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
TCVN 6725 (ISO 187), Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hòa mẫu.
4.Thuật ngữ và định nghĩa
Trong bộ tiêu chuẩn này, độ nhám hoặc độ nhẵn của một tờ giấy hoặc các tông là hàm số của lưu lượng không khí đi qua giữa một mặt phẳng xác định và bề mặt của tờ giấy hoặc các tông khi thử nghiệm trong các điều kiện xác định.
Tính chất này được gọi là độ nhám nếu tăng giá trị bằng số chỉ ra độ nhám tăng. Ví dụ như phép thử Bendtsen, Parker và Sheffield.
Tính chất được gọi là độ nhẵn nếu tăng giá trị bằng số chỉ ra độ nhẵn tăng. Ví dụ như phép thử Bekk.
Đơn vị được sử dụng để biểu thị các kết quả phụ thuộc vào thiết bị sử dụng, nhưng trong hầu hết các trường hợp đơn vị đo độ nhám là mililít trên phút đối với phép đo độ nhám và mililít trên giây đối với phép đo độ nhẵn. Thiết bị Paker Print-Surf là một ngoại lệ và giá trị đo độ nhám được biểu thị bằng micromét.
5.Nguyên tắc
Mẫu thử được đặt giữa một tấm phẳng và mặt phẳng đo hình tròn. Áp suất không khí ở một phía của mặt đo thường là áp suất khí quyển và áp suất ở phía kia được điều chỉnh để tạo ra một mức chênh lệch áp suất quy định. Lưu lượng không khí đi qua giữa bề mặt mẫu thử và mặt phẳng đo trong các điều kiện xác định của phép thử được sử dụng làm giá trị đo độ nhám/độ nhẵn của bề mặt giấy hoặc các tông.
6.Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị đo phải phù hợp với các yêu cầu chi tiết trong từng phần tương ứng của bộ tiêu chuẩn này. Mỗi loại thiết bị đo phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
a) Lưu lượng không khí phải xác định được chính xác đến ± 5 % của giá trị đo; hoặc
b) Thể tích phải xác định được chính xác đến ± 2 % của giá trị đo, và/hoặc thời gian phải xác định được chính xác đến ± 1 % của giá trị đo.
Chênh lệch áp suất ban đầu dọc theo các mặt phẳng đo phải nằm trong Khoảng 2 % của giá trị danh nghĩa và trong trường hợp các thiết bị vận hành tại một áp suất không đổi thì phải đảm bảo không sai lệch nhiều hơn 5 % trong quá trình đo. Đối với các thiết bị vận hành trên cơ sở chênh lệch áp suất giữa hai mặt phẳng đo, áp suất phải nằm trong khoảng 2 % của mỗi giá trị áp suất danh nghĩa được quy định của thiết bị.
Khi mặt phẳng mà mẫu thử được đặt trên đó tiếp xúc trực tiếp với mặt phẳng đo trong điều kiện của phép thử (nghĩa là khi không có mẫu thử), lưu lượng không khí đi qua phải nhỏ hơn 0,5 % giá trị toàn bộ thang đo của cả lưu lượng kể có khoảng đo nhỏ nhất và của lưu lượng kế được sử dụng trong phép thử.
7.Lấy mẫu
Lấy mẫu theo TCVN 3649 (ISO 186).
8.Điều hòa mẫu
Mẫu phải được điều hòa theo TCVN 6725 (ISO 187).
9.Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử phải được chuẩn bị trong điều kiện môi trường giống như môi trường điều hòa mẫu. Không được chạm tay vào phần mẫu sẽ được đo trong khi chuẩn bị mẫu hoặc khi thử nghiệm. Phần diện tích thử nghiệm phải phẳng và không có nếp gấp, nhăn, thủng, hình bóng nước hoặc các khuyết tật khác không thuộc bản chất của giấy hoặc các tông.
10.Cách tiến hành
10.1.Môi trường thử nghiệm
Phép thử phải được tiến hành trong điều kiện môi trường giống như môi trường điều hòa mẫu (xem Điều 8).
10.2.Chi tiết của phép xác định
Đối với mỗi mặt được thử, số lượng mẫu thử không được ít hơn 10 và phải xác định hai bề mặt củamẫu, ví dụ mặt trên và mặt lưới. Không thử nghiệm bất kỳ mẫu thử nào nhiều hơn một lần cho mỗi mặtvà đảm bảo rằng các diện tích thử nghiệm không chồng lên nhau. Kích thước tối thiểu của mẫu thử phải đảm bảo sao cho phần mẫu nhô ra ngoài mặt phẳng đo ít nhất bằng 20 mm.
Quy trình này phải theo đúng như mô tả trong từng phần tương ứng của bộ tiêu chuẩn này, nhưng trong tất cả các trường hợp phải đảm bảo các điều sau:
a) Hiệu chuẩn chính xác sự chênh lệch áp suất được áp lên mặt phẳng đo;
b) Hiệu chuẩn dụng cụ đo lưu lượng hoặc thể tích, nếu thích hợp;
c) Bảo đảm sự hoạt động ổn định của thiết bị kiểm soát lưu lượng không khíngay trước và trongthời gian xác định;
d) Bảo đảm không có sự rung lắc có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của thiết bị;
e) Bảo đảm thiết bị được đặt cân bằng;
f) Bảo đảm mặt phẳng đo được hạ nhẹ nhàng lên mẫu thử.
11.Biểu thị kết quả
Tính toán giá trị trung bình của tất cả các lần thử lặp lại cho từng mặt của mẫu theo các phần tương ứng của bộ tiêu chuẩn này.
Tính toán độ lệch chuẩn hoặc hệ số sai khác cho từng mặt của mẫu theo các phần tương ứng của bộ tiêu chuẩn này
CHÚ THÍCH Chiều rộng của mặt phẳng đo có ảnh hưởng đáng kể và không tuyến tính đến các kết quả thử nghiệm, và ảnh hưởng của nó thay đổi theo bản chất của bề mặt mẫu thử. Bởi vậy không có yêu cầu về việc biểuthị kết quả giống nhau với mỗi loại thiết bị. Đơn vị đo được quy định trong từng phần của bộ tiêu chuẩn này vàphải phù hợp với loại thiết bị cụ thể (xem Điều 4).
12.Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn theo phần tương ứng của bộ tiêu chuẩn này;
b) Thời gian và địa điểm thử nghiệm;
c) Tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết mẫu;
d) Loại thiết bị sử dụng;
e) Nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong quá trình điều hòa mẫu và tiến hành thử nghiệm;
f) Số lần thử nghiệm lặp lại;
g) Chênh lệch áp suất theo kilopascal, nếu phù hợp;
h) Khoảng lưu lượng kế sử dụng hoặc thể tích theo thời gian, nếu phù hợp;
i) Kết quả trung bình của từng mặt;
j) Độ lệch chuẩn hoặc hệ số sai khác đối với từng mặt;
k) Bất kỳ sai khác nào so với quy trình được quy định.
Đã xem:
Thuộc tính TCVN TCVN10975-1:2015 |
|
---|---|
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Số hiệu | TCVN10975-1:2015 |
Cơ quan ban hành |
***
|
Người ký |
***
|
Ngày ban hành | … |
Ngày hiệu lực | … |
Ngày công báo | … |
Số công báo | Còn hiệu lực |
Lĩnh vực | Công nghiệp |
Tình trạng hiệu lực | Không xác định |
Cập nhật | 3 năm trước |
Yêu cầu cập nhật văn bản này |
Download TCVN TCVN10975-1:2015 |
---|
PDF
File văn bản gốc (1.2MB)
|
DOC
File văn bản word (51.5KB)
|
[ad_2]
Quý doanh nghiệp có muốn đăng ký Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN10975-1:2015 xin vui lòng liên hệ:
———————————————————————————————
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
VPGD: P922 Tòa HH2A Khu đô thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0904.889.859 – 0988.35.9999
Website: https://vientieuchuan.vn
Email: vientieuchuan@gmail.com
Tiêu chuẩn Quản lý ISO là một tập hợp các hướng …
Hướng dẫn tổng quan trong bài viết dưới đây; sẽ có …
ISO là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (tên …
Giới thiệu về ISO/IEC 20000
ISO/IEC …
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc đối xử …
ISO 31000 là gì?
ISO 31000 là một tiêu chuẩn quốc …
Giới thiệu ISO 29993: 2017
ISO 29993: 2017 quy …
Chưa bao giờ sức khỏe của người lao động lại được …