Dịch vụ đăng ký cấp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6259-5:2003 xin vui lòng liên hệ: 0904.889.859 – 0988.35.9999
[ad_1]
Nội dung chính
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6259-5:2003 Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép – Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6259-5:2003
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP – PHẦN 5: PHÒNG, PHÁT HIỆN VÀ CHỮA CHÁY
Rules for the classification and construction of sea-going steel ships – Part 5: Fire protection, detection and extinction
CHƯƠNG 1 QUI ĐỊNH CHUNG
1.1. Qui định chung
1.1.1. Phạm vi áp dụng
1. Kết cấu và trang bị để phòng, phát hiện và chữa cháy phải thỏa mãn các qui định trong Phần này. Tuy nhiên, kết cấu và trang bị để phòng, phát hiện và chữa cháy của các tàu nêu ở từ (1) đến (5) có thể áp dụng các qui định ở Chương 21 thay cho các yêu cầu ở từ Chương 4 đến 20 :
(1) Tàu có tổng dung tích (GT) dưới 500;
(2) Tàu không tự chạy ;
(3) Tàu chỉ dùng để đánh bắt hải sản:
(4) Tàu không chạy tuyến quốc tế;
(5) Tàu mang cấp hạn chế.
2. Không phụ thuộc vào những qui định ở -1 trên đây, kết cấu và trang bị để phòng, phát hiện và chữa cháy của các tàu chở xô khí hóa lỏng và chở xô hóa chất nguy hiểm, nếu không có qui định riêng ở Chương này, thì phải thỏa mãn những qui định tương ứng ở Phần 8-D và 8-E.
3. Đăng kiểm có thể yêu cầu bổ sung về kết cấu và trang bị chống cháy, phát hiện và chữa cháy tùy theo công dụng và kết cấu của các tàu.
4. Trừ khi được qui định khác trong Phần này:
(1) Các yêu cầu không nói đến việc áp dụng cho riêng loại tàu nào phải áp dụng cho tất cả các loại tàu;
(2) Các yêu cầu về “tàu chở hàng lỏng” phải được áp dụng cho các tàu chở hàng lỏng phù hợp với các yêu cầu ở 1.2.1.
1.1.2. Thay thế tương đương
Các kết cấu, trang bị và vật liệu khác sẽ được Đăng kiểm chấp nhận với điều kiện Đăng kiểm thấy rằng các kết cấu, trang bị và vật liệu đó là tương đương với các qui định trong Phần này, phù hợp với các yêu cầu ở Chương 17.
1.1.3. Các yêu cầu quốc gia
Đối với kết cấu và trang bị chống cháy, phát hiện, chữa cháy, ngoài các yêu cầu trong Phần này, phải lưu ý đến việc tuân thủ theo Công ước quốc tế và Luật của quốc gia đăng kí tàu. Đăng kiểm có thể áp dụng các yêu cầu đặc biệt theo chỉ dẫn của quốc gia mà tàu treo cờ hoặc của chính phủ có vùng nước mà tàu hoạt động.
1.2. Các yêu cầu áp dụng cho tàu chở hàng lỏng
1.2.1. Qui định áp dụng cho các tàu chở hàng lỏng
Các yêu cầu đối với tàu chở hàng lỏng trong Phần này phải được áp dụng đối với các tàu chở dầu thô và sản phẩm dầu mỏ có điểm chớp cháy không vượt quá 60oC (theo phương pháp thử cốc kín) như được xác định bởi phương tiện thử điểm chớp cháy được duyệt và áp suất hơi Reid dưới áp suất khí quyển; hoặc các sản phẩm lỏng khác có nguy cơ cháy tương tự.
1.2.2. Các yêu cầu bổ sung
1. Nếu dự định chở các hàng lỏng không phải là loại được nêu ở 1.2.1 hoặc các khí hóa lỏng có nguy cơ cháy cao hơn, phải yêu cầu bổ sung thêm các biện pháp an toàn và lưu ý thích đáng đến các qui định ở Phần 8-D và 8-E.
2. Hàng lỏng có điểm chớp cháy dưới 60oC mà hệ thống chữa cháy bằng bọt thông thường phù hợp với các yêu cầu ở Chương 34 không có hiệu quả thì phải được xem xét và đưa vào loại hàng có nguy cơ cháy cao hơn trong mục này. Phải có các biện pháp bổ sung sau:
(1) Bọt phải là loại chịu được cồn;
(2) Loại chất tạo bọt sử dụng cho các tàu chở hóa chất phải thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm;
(3) Dung tích và tốc độ phun bọt của hệ thống chữa cháy bằng bọt phải tuân theo các yêu cầu ở Chương 11, Phần 8-E, trừ trường hợp tốc độ phun thấp có thể được chấp nhận dựa trên kết quả thử khả năng hoạt động. Đối với các tàu chở hàng lỏng có hệ thống khí trơ, lượng chất tạo bọt phải đủ để tạo bọt trong 20 phút.
3. Để thỏa mãn yêu cầu của mục này, hàng lỏng có áp suất hơi tuyệt đối lớn hơn 0,1013 MPa (1,013 bar) ở 37,8 oC phải được coi là hàng có nguy cơ cháy cao hơn. Tàu chở các chất như vậy phải tuân theo 15.14, Phần 8-E. Nếu tàu mang cấp hạn chế và hoạt động với số lần hạn chế, Đăng kiểm có thể cho phép miễn giảm việc áp dụng các yêu cầu đối với các hệ thống làm lạnh nêu ở 15.14.3. Phần 8-E.
1.2.3. Hàng lỏng có điểm chớp cháy trên 60oC
1. Các hàng lỏng có điểm chớp cháy trên 60 oC, không phải là các sản phẩm dầu hoặc các hàng lỏng phải áp dụng các yêu cầu ở Phần 8-E, có thể được xem xét và coi là hàng có ngay cơ cháy thấp, không phải yêu cầu phải được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy bằng bọt.
2. Các tàu chở hàng lỏng chở các sản phẩm dầu mỏ có điểm chớp cháy trên 60oC (thử cốc kín), khi được thử bằng dụng cụ thử điểm chớp cháy được duyệt, phải tuân theo các yêu cầu ở 10.2.1-4(4) và 10.10.2-2 và các yêu cầu cho các tàu hàng không phải là tàu chở hàng lỏng, trừ trường hợp thay cho hệ thống chữa cháy cố định theo yêu cầu ở 10.7, chúng phải được lắp đặt hệ thống chữa cháy cố định bằng bọt trên boong phù hợp với các qui định ở Chương 34.
1.2.4. Tàu chở hàng hỗn hợp
Tàu chở hàng hỗn hợp không được chở các hàng không phải là dầu trừ khi tất cả các khoang hàng không chứa dầu và được tẩy xả khí.
1.3. Sử dụng các chất độc hại
1.3.1. Sử dụng các công chất chữa cháy độc hại
Không được sử dụng công chất chữa cháy mà chính nó hoặc trong các điều kiện sử dụng dự kiến tỏa ra các khí, chất lỏng và các chất khác độc hại với số lượng có thể gây nguy hiểm cho con người.
CHƯƠNG 2 CÁC MỤC TIÊU ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN
2.1. Qui định chung
2.1.1. Các mục tiêu để đảm bảo an toàn về cháy
1. Các mục tiêu để đảm bảo an toàn về cháy trong Chương này nhằm mục đích:
(1) Đề phòng cháy và nổ:
(2) Giảm nguy cơ do cháy gây ra đối với con người;
(3) Giảm nguy cơ hư hỏng do cháy đối với tàu, hàng hóa trên tàu và môi trường;
(4) Cô lập, khống chế và dập cháy, nổ trong khoang phát sinh ban đầu;
(5) Trang bị đầy đủ và luôn tiếp cận được phương tiện thoát thân cho hành khách và thuyền viên.
2.2. Các yêu cầu
2.2.1. Các yêu cầu cơ bản
2. Để đạt được các mục tiêu ở 2.1.1, phải đưa các yêu cầu cơ bản sau đây vào các qui định của Phần này một cách thích hợp:
(1) Phân chia tàu thành các khu vực theo chiều thẳng đứng và các khu vực nằm ngang bằng các mặt bao kết cấu và cách nhiệt;
(2) Cách li buồng sinh hoạt với các phần còn lại của tàu bằng các mặt bao kết cấu và cách nhiệt;
(3) Hạn chế sử dụng các vật liệu dễ cháy:
(4) Phát hiện mọi đám cháy trong vùng phát sinh ban đầu;
(5) Cô lập và dập mọi đám cháy ở khoang phát sinh ban đầu;
(6) Bảo vệ phương tiện thoát thân và lối đi để chữa cháy;
(7) Sẵn có các thiết bị chữa cháy;
(8) Giảm tối thiểu khả năng cháy hơi hàng dễ cháy.
2.3. Biện pháp áp dụng
2.3.1. Việc đạt các mục tiêu an toàn về cháy
1. Phải đạt được các mục tiêu để đảm bảo an toàn về cháy nêu ở 2.1.1 bằng cách đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu cụ thể ở Chương 4 đến 20 (trừ Chương 17) hoặc bằng cách thiết kế và bố trí thiết bị phù hợp với Chương 17. Tàu được coi là đáp ứng các yêu cầu cơ bản ở 2.2.1 và đạt được các mục tiêu an toàn về cháy đưa ra ở 2.1.1 nếu đáp ứng được một trong các yêu cầu sau:
(1) Nói chung, thiết kế và bố trí thiết bị của tàu tuân theo các yêu cầu cụ thể tương ứng ở Chương 4 đến 20 (trừ Chương 17);
(2) Nói chung, thiết kế và bố trí thiết bị của tàu được duyệt phù hợp với Chương 17;
(3) Một hoạt các phần của thiết kế và bố trí thiết bị của tàu được duyệt phù hợp với Chương 17 của Phần này. Các phần còn lại của tàu tuân theo các yêu cầu cụ thể tương ứng trong Chương 4 đến 20 (trừ Chương 17).
CHƯƠNG 3 CÁC ĐỊNH NGHĨA
3.1. Qui định chung
3.1.1. Qui định chung
Trừ khi được qui định khác, trong phần này sử dụng các định nghĩa sau.
3.2. Các định nghĩa
3.2.1. Buồng sinh hoạt
Buồng sinh hoạt là các không gian sử dụng cho các buồng công cộng, hành lang, nhà vệ sinh, phòng ở, văn phòng, buồng y tế, buồng chiếu phim, buồng vui chơi giải trí, phòng cắt tóc, bếp không có thiết bị nấu, và các không gian tương tự khác.
3.2.2. Kết cấu cấp “A”
Kết cấu cấp “A” là kết cấu được tạo từ các vách và boong thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
(1) Phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương ;
(2) Phải được gia cường thích đáng ;
(3) Các kết cấu này phải được bọc bằng vật liệu không cháy đã được Đăng kiểm hoặc tổ chức được Đăng kiểm ủy quyền công nhận để sao cho nhiệt độ trung bình ở bề mặt không tiếp xúc với nguồn nhiệt không vượt quá 140 oC so với nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ ở điểm bất kỳ kể cả điểm nằm trên mối nối không vượt quá 180oC so với nhiệt độ ban đầu, trong thời gian tương ứng với các cấp nêu dưới đây :
Cấp “A-60”60 phút;
Cấp “A -30” 30 phút;
Cấp “A-15” 15 phút;
Cấp “A – 0” 0 phút.
(4) Phải được cấu tạo sao cho có khả năng chặn không cho khói và lửa đi qua sau một giờ thử tiêu chuẩn chịu lửa.
(5) Phải được đảm bảo qua việc thử vách hoặc boong nguyên mẫu phù hợp với Bộ luật về qui trình thử lửa để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được các yêu cầu trên về sự nguyên vẹn và độ tăng nhiệt độ. Ngoài ra, chúng phải được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt.
3.2.3. Giếng trời
Giếng trời là các buồng công cộng bên trong một khu vực theo chiều thẳng đứng chính kéo lên từ 3 boong trở lên.
3.2.4. Kết cấu cấp “B”
Kết cấu cấp “B” là kết cấu được tạo bởi vách, boong, trần hoặc tấm bọc thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
(1) Phải được chế tạo bằng các vật liệu không cháy được duyệt. Tất cả vật liệu sử dụng trong kết cấu cấp “B” phải là loại không cháy, nhưng trường hợp ngoại lệ có thể cho phép lớp ốp mặt bằng vật liệu cháy được nếu chúng thỏa mãn các yêu cầu thích hợp khác của Chương này;
(2) Phải được bọc cách nhiệt sao cho nhiệt độ trung bình của bề mặt không tiếp xúc với nguồn nhiệt không vượt quá 140 oC so với nhiệt độ ban đầu, và nhiệt độ ở điểm bất kỳ kể cả điểm nằm trên mối nối không vượt quá 225oC so với nhiệt độ ban đầu, trong thời gian tương ứng với các cấp nêu dưới đây :
Cấp “B -15” 15 phút;
Cấp “B – 0” 0 phút.
(3) Phải được cấu tạo sao cho có khả năng chặn không cho lửa đi qua sau một nửa giờ thử tiêu chuẩn chịu lửa;
(4) Phải được đảm bảo qua việc thử vách hoặc boong nguyên mẫu phù hợp với Bộ luật về qui trình thử lửa để đảm bảo rằng chúng đáp ứng được các yêu cầu trên về sự nguyên vẹn và độ tăng nhiệt độ. Ngoài ra, chúng phải được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt.
3.2.5. Boong vách
Boong vách là boong cao nhất mà các vách ngang đảm bảo kín nước dâng lên đến nó, trừ vách mút mũi và vách đuôi.
3.2.6. Khu vực hàng
Khu vực hàng là một phần của tàu chứa các khoang hàng, kết lắng, buồng bơm hàng kể cả buồng bơm, khoang cách ly, két dằn và khoang trống kề khoang hàng và toàn bộ khu vực mặt boong chạy qua suốt chiều dài và chiều rộng của phần tàu chứa các khoảng không gian nói trên.
3.2.7. Tàu hàng
Tàu hàng là bất kỳ một tàu biển nào không phải là tàu khách.
3.2.8. Khoang hàng
Khoang hàng là các khoang sử dụng để chứa hàng, các két dầu hàng, các két chứa các hàng lỏng khác và các lối đi dẫn đến các không gian đó.
3.2.9. Trạm điều khiển trung tâm
Trạm điều khiển trung tâm là trạm điều khiển có tập trung các chức năng điều khiển và chỉ báo sau:
(1) |
Các hệ thống báo động và phát hiện cháy cố định; |
(2) |
Các hệ thống báo động và phát hiện cháy, phun nước tự động: |
(3) |
Bảng chỉ báo các cửa chống cháy |
(4) |
Đóng các cửa chống cháy |
(5) |
Bảng chỉ báo các cửa kín nước |
(6) |
Đóng các cửa kín nước; |
(7) |
Các quạt thông gió; |
(8) |
Các thiết bị báo động chung/báo cháy: |
(9) |
Các hệ thống thông tin liên lạc kể cả điện thoại; |
(10) |
Micro của hệ thống thông tin công cộng. |
3.2.10. Kết cấu cấp “C”
Kết cấu cấp “C” là các kết cấu được chế tạo bằng vật liệu không cháy đã được Đăng kiểm hoặc tổ chức được Đăng kiểm ủy quyền công nhận. Kết cấu này không cần thỏa mãn các yêu cầu đối với sự xuyên qua của khói và lửa cũng như giới hạn về độ tăng nhiệt độ. Được phép sử dụng các tấm ốp mặt làm bằng vật liệu cháy được nếu chúng thỏa mãn các yêu cầu khác của Phần này.
3.2.11. Tàu chở hóa chất
Tàu chở hóa chất là tàu hàng được đóng mới hoặc hoán cải để chở xô sản phẩm lỏng bất kỳ có đặc tính dễ cháy như nêu ở Chương 17 Phần 8-E của Qui phạm này.
3.2.12. Khoang ro-ro kín
Khoang ro-ro kín là các khoang không phải là các khoang ro-ro hở và không phải là các boong hở.
3.2.13. Khoang chở ô tô kín
Khoang chở ô tô kín là các khoang chở ô tô không phải là các khoang hở để chở ô tô và không phải là các boong hở.
3.2.14. Tàu chở hàng hỗn hợp
Tàu chở hàng hỗn hợp là tàu chở hàng lỏng được thiết kế để chở xô cả dầu và các hàng rắn.
3.2.15. Vật liệu cháy được
Vật liệu cháy được là vật liệu không phải là loại không cháy.
3.2.16. Trần và tấm bọc liên tục cấp “B”
Trần và tấm bọc liên tục cấp “B” là trần và tấm bọc cấp “B” chỉ kết thúc ở một kết cấu cấp “A” hoặc “B”.
3.2.17. Trạm điều khiển trung tâm luôn có người trực canh
Trạm điều khiển trung tâm luôn có người trực canh là trạm điều khiển trung tâm có thành viên có trách nhiệm của thủy thủ đoàn trực canh.
3.2.18. Trạm điều khiển
Trạm điều khiển là các buồng mà trong đó có đặt thiết bị vô tuyến hoặc thiết bị hành hải chính hoặc nguồn điện sự cố của tàu; hoặc buồng đặt tập trung thiết bị ghi lại quá trình cháy hoặc thiết bị kiểm soát cháy. Các buồng có đặt tập trung thiết bị ghi lại quá trình cháy hoặc thiết bị kiểm soát cháy còn được coi là trạm kiểm soát cháy.
3.2.19. Dầu thô
Dầu thô là dầu được tạo thành tự nhiên trong trái đất có thể đã được hoặc không được xử lý để phù hợp cho việc vận chuyển và bao gồm cả dầu thô mà một số phần chưng cất đã được thêm vào hoặc lấy ra.
3.2.20. Hàng nguy hiểm
Hàng nguy hiểm là những hàng nêu ở Chương VII, Qui định 2 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (sau đây gọi là SOLAS) và bổ sung sửa đổi của nó.
3.2.21. Trọng tải toàn phần
Trọng tải toàn phần (DW) là hiệu số, tính bằng tấn, giữa lượng chiếm nước toàn tải của tàu ở trong nước có trọng lượng riêng 1,025 (tấn/m3) ở đường nước chở hàng tương ứng với mạn khô mùa hè được ấn định và trọng lượng tàu không.
3.2.22. Bộ luật các hệ thống an toàn về cháy
Bộ luật các hệ thống an toàn về cháy (FSS) có nghĩa là Bộ luật quốc tế về các hệ thống an toàn về cháy được Ủy ban an toàn hàng hải (sau đây viết tắt là “MSC”) của Tổ chức hàng hải thế giới (sau đây viết là “IMO”) thông qua bởi nghị quyết MSC.98(73), có thể được sửa đổi bởi IMO nếu các sửa đổi này được thông qua. Bộ luật này đã có hiệu lực theo điều khoản của mục VIII của SOLAS hiện hành liên quan đến các thủ tục sửa đổi áp dụng cho phụ lục không phải là Chương I của SOLAS.
3.2.23. Bộ luật các qui trình thử lửa
Bộ luật các qui trình thử lửa (FTP) có nghĩa là Bộ luật quốc tế về việc áp dụng các qui trình thử lửa được MSC của IMO thông qua bởi nghị quyết MSC.61(67), có thể được sửa đổi bởi IMO nếu các sửa đổi này được thông qua. Bộ luật này đã có hiệu lực theo điều khoản của mục VIII của SOLAS hiện hành liên quan đến các thủ tục sửa đổi áp dụng cho phụ lục không phải là Chương I của SOLAS.
3.2.24. Điểm chớp cháy
Điểm chớp cháy là nhiệt độ tính theo độ Celsius (thử cốc kín) mà tại đó một sản phẩm sẽ tỏa ra lượng hơi cháy đủ để cháy và được xác định bằng dụng cụ thử điểm chớp cháy được duyệt.
3.2.25. Tàu chở khí
Tàn chở khí là tàu hàng được đóng hoặc hoán cải và sử dụng để chở xô khí hoặc các sản phẩm khác có đặc tính dễ cháy được hóa lỏng như nêu ở Chương 19, Phần 8-D.
3.2.26. Boong máy bay lên thẳng
Máy bay lên thẳng là vùng được thiết kế cho máy bay lên thẳng hạ cánh hoặc “lăn bánh” trên tàu bao gồm mọi kết cấu, thiết bị chữa cháy và các thiết bị khác cần thiết cho hoạt động an toàn của máy bay lên thẳng. Boong cho máy bay lên thẳng hạ cánh gọi là “ Boong máy bay lên thẳng hạ cánh” còn boong máy bay lên thẳng “lăn bánh” gọi là “Boong máy bay lên thẳng lăn bánh”.
3.2.26. Phương tiện phục vụ máy bay lên thẳng
Phương tiện phục vụ máy bay lên thẳng là boong máy bay lên thẳng kể cả các phương tiện nạp nhiên liệu và nhà để máy bay.
3.2.27. Trọng lượng tàu không
Trọng lượng tàu không là lượng chiếm nước của tàu, tính bằng tấn, không kể hàng hóa, dầu đốt, dầu bôi trơn, nước dằn và nước ngọt trong két, lương thực, thực phẩm, hành khách, thuyền viên và tư trang của họ.
3.2.29. Lan truyền ngọn lửa chậm
Lan truyền ngọn lửa chậm có nghĩa là bề mặt có đặc tính như vậy sẽ hạn chế đáng kể sự lan truyền của ngọn lửa, đặc tính này được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được đăng kiểm công nhận duyệt phù hợp với Bộ luật các qui trình thử lửa.
3.2.30. Buồng máy
Buồng máy là tất cả những buồng máy loại A và những không gian khác có đặt máy chính, nồi hơi, thiết bị dầu đốt, động cơ đốt trong và máy hơi nước, các máy phát điện và động cơ điện chính, các trạm nạp dầu, các máy làm lạnh, máy điều chỉnh giảm lắc của tàu, thiết bị thông gió và điều hòa không khí, các không gian tương tự và các lối đi dẫn đến các khoảng không gian đó.
3.2.31. Buồng máy loại A
Buồng máy loại A là các khoảng không gian và các lối đi dẫn đến các không gian đó có chứa:
(1) Động cơ đốt trong dùng làm máy chính, hoặc
(2) Động cự đốt trong không dùng làm máy chính nhưng có tổng công suất của tổ máy không nhỏ hơn 375 KW, hoặc
(3) Nồi hơi đốt dầu (kể cả máy tạo khí trơ) hoặc thiết bị dầu đốt hoặc thiết bị đốt bằng dầu không phải nồi hơi như máy sinh khí trơ, thiết bị đốt chất thải v.v…
3.2.32. Khu vực chính theo chiều thẳng đứng
Khu vực chính theo chiều thẳng đứng là những phần mà trong đó thân tàu, thượng tầng và lầu trên boong được phân chia bởi các kết cấu cấp “A”, chiều dài và chiều rộng trung bình của nó trên boong bất kỳ nói chung không vượt quá 40 m.
3.2.33. Vật liệu không cháy
Vật liệu không cháy là vật liệu khi được nung nóng đến nhiệt độ khoảng 750oC mà không bị cháy và cũng không sinh ra khí cháy với một lượng đủ để tự bốc cháy. Vật liệu không cháy được Đăng kiểm hoặc một Tổ chức được đăng kiểm công nhận duyệt.
3.2.34. Thiết bị dầu đốt
Thiết bị dầu đốt là thiết bị được sử dụng để chuẩn bị dầu đốt cấp cho nồi hơi đốt dầu hoặc thiết bị sử dụng để chuẩn bị cấp dầu đã hâm cho động cơ đốt trong. Thiết bị dầu đốt bao gồm cả các bơm dầu, bầu lọc và thiết bị hâm dầu áp lực xử lý dầu ở áp suất lớn hơn 0,18 N/mm2.
3.2.35. Khoang ro-ro hở
Khoang ro-ro hở là các khoang ro-ro hở ở cả hai đầu hoặc hở ở một đầu và được trang bị thông gió tự nhiên đủ hiệu quả trên toàn bộ chiều dài của chúng bằng các lỗ khoét được phân bố ở tôn mạn hoặc dải tôn trên cùng hoặc từ bên trên, có tổng diện tích tối thiểu phải bằng 10% tổng diện tích các mạn của khoang.
3.2.35. Khoang chở ô tô hở
Khoang chở ô tô hở là các khoang chở ô tô hở ở cả hai đầu hoặc hở ở một đầu và được trang bị thông gió tự nhiên đủ hiệu quả trên toàn bộ chiều dài của chúng bằng các lỗ khoét được phân bố ở tôn mạn hoặc dải tôn trên cùng hoặc từ bên trên, có tổng diện tích tối thiểu phải bằng 10% tổng diện tích các mạn của khoang.
3.2.36. Tàu khách
Tàu khách là tàu biển chở nhiều hơn 12 hành khách. Trong Phần này “hành khách” có nghĩa là người không phải là:
(1) Thuyền trưởng, thuyền viên hoặc những người được tuyển dụng làm bất kì công việc nào trên tàu phục vụ công việc kinh doanh của tàu;
(2) Trẻ em dưới một tuổi.
3.2.38. Các yêu cầu cụ thể
Các yêu cầu cụ thể có nghĩa là các đặc tính kết cấu, kích thước giới hạn hoặc hệ thống an toàn cháy nêu ở Chương 4 đến 20 (trừ Chương 17).
3.2.39. Buồng công cộng
Buồng công cộng là bộ phận của buồng sinh hoạt được sử dụng làm tiền sảnh, buồng ăn, buồng đợi và các không gian thường xuyên khép kín tương tự.
3.2.40. Buồng chứa đồ đạc và các trang bị có nguy cơ cháy hạn chế
Buồng chứa đồ đạc và các trang bị có nguy cơ cháy hạn chế, nêu trong Chương 9, là các buồng chứa đồ đạc và các trang bị có nguy cơ cháy được hạn chế (các ca bin, buồng công cộng, văn phòng hoặc các loại buồng sinh hoạt khác) trong đó có:
(1) Các đồ đạc dạng khung như bàn văn phòng, tủ quần áo, bàn trang điểm, bàn giấy, kệ được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu không cháy, trừ trường hợp tấm ốp mặt có chiều dày không quá 2 mm có thể sử dụng vật liệu cháy được để ốp mặt làm việc của các đồ đạc đó;
(2) Đồ đạc không cố định như ghế, sô pha, bàn được chế tạo với các khung bằng vật liệu không cháy;
(3) Các tấm trải phủ, màn gió và các vật liệu sợi được treo khác có đặc tính chống lại sự lan truyền lửa không kém hơn đặc tính của sợi len có khối lượng 0,8 kg/m2. Vật liệu này được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt theo Bộ luật các qui trình thử lửa;
(4) Các tấm đậy sàn có đặc tính lan truyền lửa chậm;
(5) Các bề mặt hở của vách ngăn, tấm lót và trần có đặc tính lan truyền lửa chậm;
(6) Đồ đạc có lớp bọc phủ mềm có đặc tính chống lại sự lan truyền ngọn lửa và cháy. Vật liệu này được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt theo Bộ luật các qui trình thử lửa;
(7) Các bộ phận của giường có đặc tính chống lại sự lan truyền ngọn lửa và cháy. Vật liệu này được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt theo Bộ luật các qui trình thử lửa.
3.2.41. Khoang ro-ro
Khoang ro-ro là các khoang thường không được phân chia bằng bất cứ cách nào và thường có chiều dài đáng kể hoặc kéo dài đến toàn bộ chiều dài tàu. Các khoang này thường có thể nhận và trả hàng theo phương ngang bao gồm các loại xe cộ có động cơ và có nhiên liệu trong két để tự chạy và hàng hóa (loại bao gói hoặc loại rời, trong hoặc trên các xe chạy trên đường hoặc chạy trên ray (kể các các xe téc chạy trên đường hoặc trên ray), rơ moóc, công-te-nơ, giá kê, các két có thể tháo rời hoặc trong hoặc trên các phương tiện chứa tương tự hoặc các bình chứa khác).
3.2.42. Tàu khác ro-ro
Tàu khách ro-ro là tàu khách có các khoảng ro-ro hoặc các khoang loại đặc biệt.
3.2.43. Thép hoặc các vật liệu tương đương khác
Thép hoặc các vật liệu tương đương khác là vật liệu không cháy mà chính nó hoặc do được bọc cách nhiệt có các đặc tính về kết cấu và tính nguyên vẹn tương đương với thép vào cuối đợt thử lửa chuẩn khi được đưa vào thử (ví dụ hợp kim nhôm có bọc cách nhiệt thích hợp).
3.2.44. Phòng xông hơi
Phòng xông hơi là buồng nóng có nhiệt độ thường dao động từ 80 đến 120oC. Nhiệt cấp cho buồng là từ một bề mặt nóng (ví dụ bề mặt được gia nhiệt bằng điện). Buồng nóng cũng có thể bao gồm buồng có chứa mặt gia nhiệt và kề với các buồng tắm.
3.2.45. Buồng phục vụ
Buồng phục vụ là những buồng sử dụng để làm bếp, buồng đựng thức ăn có các thiết bị nấu, các tủ, buồng thư tín, kho chứa, xưởng máy không nằm trong buồng máy, các buồng tương tự và lối đi dẫn đến các buồng đó.
3.2.46. Các khoang đặc biệt
Các khoang đặc biệt là các khoang chở ô tô bên trên và bên dưới bong vách. Các khoang này có lối vào cho hành khách và ô tô có thể được lối vào và ra khỏi đó. Khoang đặc biệt có thể được bố trí trên nhiều hơn một boong nếu tổng toàn bộ chiều cao thông qua cho ô tô không vượt quá 10 m.
3.2.47. Thử lửa chuẩn
Thử lửa chuẩn là đợt thử trong đó các mẫu thử của các vách hoặc boong thích hợp được đưa vào buồng đốt thử đến nhiệt độ gần tương ứng với đường cong nhiệt độ-thời gian chuẩn theo phương pháp thử nêu ở Bộ luật các qui trình thử lửa.
3.2.48. Tàu chở hàng lỏng
Tàu chở hàng lỏng là tàu hàng được đóng mới hoặc được hoán cải để chở xô hàng lỏng dễ cháy, trừ các tàu chở xô khí hóa lỏng hoặc hóa chất nguy hiểm.
3.2.49. Khoang chở ô tô
Khoang chở ô tô là các khoang hàng dự định để chở ô tô có nhiên liệu trong két để tự chạy.
3.2.50. Boong thời tiết
Boong thời tiết là boong lộ hoàn toàn ra ngoài thời tiết từ phía trên hoặc ít nhất là từ hai mạn.
CHƯƠNG 4 KHẢ NĂNG CHÁY
4.1. Qui định chung
4.1.1. Mục đích
1. Mục đích của Chương này là để ngăn ngừa việc cháy các vật liệu cháy được hoặc chất lỏng dễ cháy. Để thực hiện mục đích này, phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:
(1) Phải có phương tiện để kiểm soát rò rỉ của các chất lỏng dễ cháy;
(2) Phải có phương tiện để hạn chế việc tích tụ các hơi dễ cháy;
(3) Tính dễ cháy của vật liệu cháy được phải được hạn chế;
(4) Nguồn gây cháy phải được hạn chế;
(5) Nguồn gây cháy phải được cách li khỏi các vật liệu cháy được hoặc các chất lỏng dễ cháy;
(6) Không khí trong các két hàng phải được duy trì nằm ngoài giới hạn nổ.
4.1.2. Các yêu cầu khác
Đối với việc thiết kế và chế tạo các ống, van và phụ tùng ống, ngoài các yêu cầu trong Phần này, phải áp dụng các yêu cầu ở Phần 3.
4.2. Bố trí thiết bị dầu đốt, dầu bôi trơn và các dầu dễ cháy khác
4.2.1. Các giới hạn sử dụng dầu đốt
1. Phải áp dụng các giới hạn sau khi sử dụng đầu đốt:
(1) Trừ khí được phép sử dụng trong mục này, không được sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60 oC;
(2) Có thể sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy không thấp hơn 43oC cho các máy phát sự cố;
(3) Có thể sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy thấp hơn 60oC nhưng không thấp hơn 43oC (ví dụ để cấp cho động cơ lai bơm chữa cháy sự cố và các máy phụ ở ngoài buồng máy loại A) với điều kiện:
(a) Các két dầu đốt, trừ các két bố trí ở các ngăn đáy đôi, phải được bố trí bên ngoài buồng máy loại A;
(b) Phải có phương tiện đo nhiệt độ dầu ở trên đường ống hút của bơm dầu đốt;
(c) Phải trang bị van chặn trên đầu vào và đầu ra của bầu lọc dầu đốt;
(d) Các mối nối ống phải sử dụng, đến mức có thể, kết cấu hàn, loại liên kết côn tròn hoặc loại cầu;
(e) Các yêu cầu khác nếu Đăng kiểm thấy cần thiết.
(4) Có thể sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy thấp hơn qui định trong mục này, ví dụ dầu thô, nếu dầu đó không được chứa trong bất kì buồng máy nào và phải được Đăng kiểm duyệt toàn bộ hệ thống.
(5) Dầu đốt không được hâm đến nhiệt độ trong phạm vi 10oC thấp hơn điểm chớp cháy của dầu đốt trong két, trừ khi được Đăng kiểm xem xét riêng.
4.2.2. Thiết bị dầu đốt
1. Trên tàu sử dụng dầu đốt, việc bố trí thiết bị để chứa, phân phối và sử dụng dầu đốt phải sao cho có thể đảm bảo được an toàn của tàu và người trên tàu. Hệ thống dầu đốt tối thiểu phải tuân theo các qui định sau:
(1) Phải cố gắng, đến mức có thể, không bố trí các bộ phận của hệ thống dầu đốt chứa dầu được hâm nóng với áp suất vượt quá 0,18 N/m2 ở những vị trí bị che khuất làm cho các khuyết tật hoặc rò rỉ không quan sát được thường xuyên. Các buồng máy ở khu vực các bộ phận của hệ thống dầu đốt như vậy phải được chiếu sáng thích hợp.
(2) Buồng máy phải được thông gió đầy đủ trong các điều kiện làm việc bình thường để phòng tránh việc tích tụ hơi dầu.
(3) Các két dầu đốt phải tuân theo các yêu cầu sau:
(a) Dầu đốt, dầu bôi trơn và các dầu dễ cháy khác không được chứa trong các két mút mũi.
(b) Các két dầu đốt phải cố gắng tạo thành một phần của kết cấu thân tàu và phải được bố trí bên ngoài các buồng máy loại A. Nếu các két dầu đốt, không phải là các két dầu đốt trong đáy đôi, buộc phải bố trí kề với hoặc bên trong buồng máy loại A, ít nhất một trong các mặt thẳng đứng của chúng phải liên tục với đường biên của buồng máy và nên có chung đường biên với các két đáy đôi; diện tích biên chung của két dầu đốt với buồng máy phải được giảm đến mức tối thiểu. Nếu các két như vậy được bố trí trong phạm vi các biên của buồng máy loại A thì chúng không được chứa dầu đốt có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60oC. Nói chung, phải tránh không sử dụng các két dầu đốt loại rời. Nếu sử dụng các két như vậy thì không được dùng chúng trong các buồng máy loại A trên các tàu khách. Nếu được phép sử dụng, chúng phải được bố trí trong khay hứng kín dầu có kích thước lớn và có ống thoát thích hợp dẫn đến két dầu tràn có kích thước phù hợp.
(c) Không được bố trí két dầu đốt tại vị trí mà việc tràn hoặc rò rỉ dầu từ két có thể dẫn đến nguy cơ cháy hoặc nổ khi rơi vào các bề mặt nóng. Các van và các chi tiết lắp trên các két dầu đốt phải được bố trí ở những vị trí an toàn sao cho có thể tránh được các hư hỏng bên ngoài. Khoảng cách giữa các két dầu dễ cháy và các vị trí có nhiệt độ cao của hệ thống máy phải đủ để tránh sao cho dầu không bị hâm nóng đến nhiệt độ lớn hơn điểm chớp cháy.
(d) Các ống dầu đốt mà trong trường hợp bị hư hỏng có thể làm chảy dầu từ các két có dung tích từ 500 lít trở lên và được đặt bên trên đáy đôi dùng để làm két chứa, két lắng hoặc két trực nhật, phải có van được lắp ngay trên két và có khả năng đóng được từ vị trí an toàn bên ngoài buồng liên quan trong trường hợp xảy ra cháy trong buồng đặt két. Trong trường hợp đặc biệt của các két sâu đặt trong hầm trục, hầm ống hoặc các không gian tương tự, phải lắp các van trên két nhưng việc điều khiển chúng khi cháy có thể được thực hiện bằng van phụ trên ống hoặc các ống bên ngoài hầm hoặc các khoang tương tự đó. Nếu van phụ đó được lắp trong buồng máy, nó phải vận hành được từ vị trí bên ngoài buồng máy. Việc điều khiển từ xa van của két dầu đốt cho máy phát sự cố phải được bố trí tách riêng khỏi vị trí điều khiển từ xa các van khác của các két bố trí trong buồng máy.
(e) Phải có biên pháp hiệu quả và an toàn để biết được lượng dầu đốt chứa trong két dầu đốt bất kì.
(i) Nếu sử dụng ống đo, chúng không được kết thúc trong khoang bất kì có khả năng gây cháy dầu tràn từ ống đo. Đặc biệt, chúng không được kết thúc trong các buồng hành khách và buồng thuyền viên. Tuy nhiên, nếu Đăng kiểm xét thấy các yêu cầu ở đoạn sau là không thực tế thì có thể cho phép ống đo được kết thúc trong buồng máy với điều kiện phải thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:
1) Phải trang bị thiết bị chỉ báo mức thỏa mãn các yêu cầu ở (ii) dưới đây;
2) Các ống đo kết thúc ở các vị trí cách xa nhũng vị trí có nguy cơ cháy, trừ trường hợp có các biện pháp đề phòng như lắp các tấm chắn hiệu quả để đề phòng dầu đốt không tiếp xúc với nguồn gây cháy trong trường hợp trào ra khỏi đầu của các ống đo;
3) Đầu của các ống đo được lắp thiết bị bịt tự đóng và có một van điều khiển tự đóng đường kính nhỏ bên dưới thiết bị bịt để chắc chắn rằng trước khi mở thiết bị bịt, dầu không có ở đó. Phải có biện pháp để đảm rằng dầu trào ra khỏi van điều khiển không dẫn đến nguy cơ cháy.
(ii) Có thể sử dụng các thiết bị chỉ báo mức dầu khác thay cho các ống đo nếu việc hư hỏng của thiết bị đó hoặc việc nạp quá mức của két không làm dầu chảy vào khoang. Không được sử dụng kính đo loại tròn. Đăng kiểm có thể cho phép sử dụng kính đo mức loại dẹt và có van tự đóng giữa kính đo và két.
(iii) Phương tiện đo nêu ở (ii) trên phải được Đăng kiểm duyệt hoặc tuân theo tiêu chuẩn được Đăng kiểm công nhận. Thiết bị đo này phải được duy trì ở trạng thái làm việc tốt để đảm bảo chúng luôn chỉ báo chính xác trong quá trình khai thác.
(4) Phải có phương tiện để đề phòng quá áp trong két dầu bất kì hoặc bất cứ bộ phận nào của hệ thống dầu đốt, kể các các ống nạp bằng bơm trên tàu. Các ống thông hơi, ống tràn và các van an toàn phải xả ra vị trí không có nguy cơ cháy hoặc nổ do dầu hoặc hơi dầu và không được dẫn đến các buồng thuyền viên, buồng hành khách, khoang ro-ro kín, buồng máy hoặc các buồng tương tự.
(5) Các đường ống đầu đốt phải tuân theo các yêu cầu sau:
(a) Các đường ống dầu đốt cùng các van và phụ tùng của chúng phải được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu tương đương khác, trừ trường hợp được phép sử dụng hạn chế các ống mềm ở những vị trí mà Đăng kiểm thấy thỏa đáng. Các ống mềm đó và các chi tiết nối ở đầu của chúng phải bằng vật liệu chịu lửa được duyệt và có đủ độ bền đồng thời có kết cấu được Đăng kiểm chấp nhận. Đối với các van lắp vào các két dầu đốt và phải chịu áp lực tĩnh, có thể sử dụng thép hoặc gang graphít cầu. Việc sử dụng các van bằng gang thường trong hệ thống đường ống phải phù hợp với các yêu cầu ở 12.1.5. Phần 3 của Qui phạm này.
(b) Các đường ống cấp dầu đốt cao áp bên ngoài, giữa các bơm dầu cao áp và vòi phun dầu, phải được bảo vệ bằng hệ thống ống bao bên ngoài. Các đường ống bảo vệ này phải có khả năng lưu giữ dầu đốt khi ống dầu cao áp bị hỏng và bao gồm một đường ống bọc bên ngoài đường ống dầu cao áp, tạo thành một hệ thống cố định. Hệ thống bao bảo vệ phải có phương tiện để thu hồi dầu rò rỉ và phải có thiết bị báo động khi đường dầu cao áp bị hỏng. Tuy nhiên, nếu Đăng kiểm xét thấy thỏa đáng thì không cần áp dụng yêu cầu này với các đường ống dầu cao áp nếu chúng có thiết kế, kết cấu và thiết bị phù hợp có thể giảm tối thiểu nguy cơ cháy.
(c) Không được bố trí các đường ống đầu đốt ngay bên trên hoặc gần các thiết bị có nhiệt độ cao, bao gồm nồi hơi, các đường ống hơi nước, ống góp khí xả, bầu giảm âm hoặc các thiết bị khác phải yêu cầu bọc cách nhiệt theo (6). Các đường ống dầu đốt phải cố gắng bố trí xa các bề mặt nóng, hệ thống điện hoặc các nguồn gây cháy khác và phải được che chắn hoặc được bảo vệ bằng các biện pháp thích hợp khác để tránh không cho dầu bắn hoặc rò rỉ vào các nguồn gây cháy. Phải hạn chế đến mức tối thiểu các điểm nối của các hệ thống ống đó.
(d) Các bộ phận của hệ thống dầu đốt phải được thiết kế có tính đến áp suất xung lớn nhất có thể xảy ra trong khai thác, kể các các xung cao áp phát sinh và truyền ngược lại các đường ống cấp dầu và ống hồi dầu do tác động của bơm phun dầu. Các mối nối của các đường ống cấp dầu và hồi dầu phải có kết cấu có tính đến khả năng đề phòng rò rỉ dầu có áp lực trong khi khai thác và sau khi bảo dưỡng của chúng.
(e) Đối với hệ thống có nhiều động cơ được cấp dầu từ cùng nguồn cấp dầu, phải có phương tiện để cách li ống cấp dầu và ống hồi dầu của từng động cơ. Phương tiện cách li không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của các động cơ khác và phải có khả năng hoạt động được từ một vị trí vẫn tiếp cận được khi có cháy ở một động cơ bất kì.
(f) Nếu Đăng kiểm có thể cho phép vận chuyển dầu và các chất lỏng dễ cháy qua buồng sinh hoạt và buồng phục vụ, các đường ứng vận chuyển dầu hoặc các chất lỏng dễ cháy phải được chế tạo bằng vật liệu được Đăng kiểm duyệt có tính đến nguy cơ cháy.
(6) Việc bảo vệ các bề mặt có nhiệt độ cao phải phù hợp với các yêu cầu sau:
(a) Các bề mặt có nhiệt độ trên 220oC có thể bị dầu chảy hoặc bắn vào trong trường hợp hệ thống dầu đốt bị hư hỏng thì phải được bọc cách nhiệt thích đáng.
(b) Phải có biện pháp đề phòng để ngăn không cho dầu có áp lực rò lọt từ bơm, bầu lọc hoặc bầu hâm tiếp xúc với các bề mặt được hâm nóng.
(7) Các kính quan sát dòng chảy nếu được sử dụng trong hệ thống dầu đốt phải được duyệt đảm bảo mức độ chịu lửa thích hợp.
(8) Phải có phương tiện nêu ở (a) và (b) dưới đây cho mỗi buồng có chứa thiết bị xử lí sơ bộ chất lỏng dễ cháy như máy phân li, bầu hâm dầu v.v. Tuy nhiên, có thể bỏ qua các yêu cầu này nếu Đăng kiểm thấy phù hợp sau khi xem xét kết cấu chống cháy của tàu hoặc việc bố trí các thiết bị trên và các biện pháp đối phó của tàu trong trường hợp có rò rỉ dầu và cháy:
(a) Mỗi buồng trong đó có lắp đặt các bộ phận chính của các thiết bị đó phải ngăn cách với các hệ thống máy khác, được bao bằng các vách thép kéo dài từ boong tới boong và có các cửa tự đóng bằng thép.
(b) Phải trang bị như (i) đến (iv) dưới đây cho mối buồng kín nêu ở (a) trên:
(i) Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định phù hợp với các yêu cầu ở 7.2
(ii) Hệ thống dập cháy cố định, phù hợp với các yêu cầu ở 10.4, có khả năng vận hành từ bên ngoài buồng đó
(iii) Hệ thống thông gió cơ giới hoặc thiết bị thông gió có thể cách li với hệ thống thông gió cơ giới
(iv) Thiết bị đóng các ống thông gió ở vị trí gần với vị trí vận hành hệ thống dập cháy cố định trên.
4.2.3. Thiết bị dầu bôi trơn
Thiết bị để chứa, phân phối và sử dụng dầu trong các hệ thống bôi trơn áp lực phải sao cho đảm bảo được an toàn của tàu và con người trên tàu. Thiết bị trong các buồng máy loại A và nếu có thể thì kể cả các buồng máy khác, tối thiểu phải tuân theo các qui định ở (1), (2), (3)(c), (3)(d), (3)(e), (4), (5)(a), (5)(c), (6) và (7) của 4.2.2 trừ trường hợp mà:
(1) Điều này không ngăn ngừa việc sử dụng các kính quan sát dòng chảy trong hệ thống dầu bôi trơn nếu chúng được chứng minh bằng thử nghiệm có mức độ chịu lửa thích hợp;
(2) Các ống đo có thể được chấp nhận trong buồng máy; tuy nhiên, các yêu cầu ở (1) và (3) của 4.2.2-1(3)(e)(i) không cần phải áp dụng với điều kiện các ống đo có phương tiện đóng thích hợp
(3) Các qui định của 4.2.2-1(3)(d) cũng phải được áp dụng cho các két dầu bôi trơn trừ các két có dung tích nhỏ hơn 500 lít, các két chứa có van được đóng trong điều kiện hoạt động bình thường của tàu hoặc việc tác động ngoài mục đích đối với các van đóng nhanh trên két dầu bôi trơn có thể gây nguy hiểm cho việc hoạt động an toàn của máy chính cũng như các máy phụ thiết yếu.
4.2.4. Thiết bị của các dầu dễ cháy khác
1. Thiết bị để chứa, phân phối và sử dụng các dầu dễ cháy khác trong điều kiện có áp lực trong các hệ thống truyền động, các hệ thống điều khiển và tác động và các hệ thống hâm nóng phải sao cho có thể đảm bảo được an toàn cho con tàu và người trên tàu. Ở những vị trí có nguồn gây cháy, các thiết bị đó tối thiểu phải tuân theo các qui định ở (1), (2), (3)(c), (3)(e), (5)(c) và (6) của 4.2.2-1 và các qui định ở (4) và (5)(a) của 4.2.2–1 về độ bền và kết cấu. Đối với các hệ thống dầu nóng, ngoài các qui định trên, các thiết bị đó còn phải tuân theo các qui định ở 4.2.2-1(3)(d). Phải trang bị các thiết bị thích hợp để thu hồi dầu rò rỉ bên dưới các van thủy lực và các xi lanh trừ những thiết bị không có nguy cơ cháy do dầu rò rỉ.
2. Các thiết bị thủy lực có áp suất làm việc trên 1,5 MPa nên được đặt trong các buồng riêng biệt. Nếu điều này không thể thực hiện được, chúng phải được phải che chắn thích đáng.
4.2.5. Thiết bị dầu đốt trong các buồng máy không có người trực canh theo chu kì
1. Ngoài các yêu cầu ở 4.2.1 đến 4.2.4, các hệ thống dầu đốt và dầu bôi trơn trong buồng máy không có người trực canh theo chu kì phải tuân theo các yêu cầu sau:
(1) Nếu các két dầu đốt trực nhật được nạp dầu tự động hoặc bằng điều khiển từ xa, phải có phương tiện để đề phòng sự tràn dầu. Các thiết bị xử lí chất lỏng dễ cháy khác một cách tự động (ví dụ, các máy phân li dầu đốt) mà nếu điều kiện thực tế cho phép, phải được bố trí trong buồng riêng dành cho các máy phân li và các bầu hâm của chúng thì phải có thiết bị để đề phòng dầu tràn.
(2) Nếu các két dầu đốt trực nhật hoặc các két lắng có thiết bị hâm phải có thiết bị báo động nhiệt độ cao nếu nhiệt độ có thể vượt quá điểm chớp cháy của dầu đốt.
4.3. Thiết bị khí đốt dùng để sinh hoạt
4.3.1. Thiết bị khí đốt dùng để sinh hoạt
Các hệ thống khí đốt sử dụng để sinh hoạt phải được Đăng kiểm duyệt. Các bình chứa khí phải được bố trí trên boong hở hoặc trong buồng được thông gió tốt và chỉ mở ra boong hở.
4.4. Các qui định khác về các nguồn gây cháy và tính dễ cháy
4.4.1. Các lò sưởi điện
Các lò sưởi điện, nếu có, phải được gắn cố định ở vị trí và có kết cấu sao cho có thể giảm được nguy cơ cháy đến mức thấp nhất. Không được lắp đặt lò sưởi có sợi nung hở đến mức vải, rèm hoặc các vật liệu tương tự khác có thể bắt cháy do nhiệt từ sợi nung đó.
4.4.2. Các bình chứa chất thải
Các bình chứa chất thải phải được chế tạo bằng các vật liệu không cháy và không có lỗ khoét ở các thành hoặc đáy của bình.
4.4.3. Bọc cách nhiệt các bề mặt được bảo vệ để tránh ngấm dầu
Trong các buồng có thể bị lọt dầu vào, bề mặt của cách nhiệt phải không thấm dầu hoặc hơi dầu.
4.4.4. Lớp phủ boong nền
Các lúp phú boong nền, nếu có, trong buồng sinh hoạt, buồng phục vụ và trạm điều khiển phải làm bằng vật liệu được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt. Vật liệu này không được là loại dễ cháy và được xác định theo Bộ luật các tiêu chuẩn thử lửa.
4.5. Khu vực hàng của các tàu chở hàng lỏng
4.5.1. Ngăn cách các két hàng
1. Các buồng bơm dầu hàng, các két hàng, két lắng và khoang cách li phải được bố trí phía trước buồng máy. Tuy nhiên, các két dầu đốt không cần phải bố trí ở phía trước buồng máy. Các két hàng và két lắng phải được cách li khỏi buồng máy bằng các khoang cách li, buồng bơm, két dầu đốt hoặc két dằn. Buồng bơm có chứa bơm và phụ tùng của chúng để bơm dằn các khoang kề với các két hàng và két lắng và các bơm chuyển dầu đốt phải được coi tương đương với buồng bơm hàng trong nội dung của mục này, nếu các buồng bơm đó có cùng tiêu chuẩn an toàn như yêu cầu đối với buồng bơm hàng. Tuy nhiên, các buồng bơm chỉ dự định để dằn hoặc chuyển dầu đốt thì không cần phải tuân theo các yêu cầu ở 10.9. Phần dưới của buồng bơm có thể nhô vào buồng máy loại A để bố trí bơm nếu chiều cao boong của hõm đó, nói chung, không được vượt quá một phần ba chiều cao mạn tàu thiết kế so với ki tàu, trừ trường hợp điều này không thể thực hiện được đối với các tàu có DW từ 25000 tấn trở xuống do việc bố trí lối vào và bố trí hệ thống ống thì Đăng kiểm có thể cho phép hõm này có chiều cao vượt quá chiều cao đó, nhưng không được vượt quá một nửa chiều cao mạn tàu thiết kế so với ki.
2. Các trạm điều khiển hàng chính, trạm điều khiển, buồng sinh hoạt và buồng phục vụ (trừ các buồng của thiết bị làm hàng tách biệt) phải được bố trí phía sau tất cả các két hàng, két lắng và các khoang ngăn cách các két hàng hoặc két lắng với buồng máy, nhưng không cần thiết phải bố trí phía sau của két dầu đốt và két dằn. Ngoài ra, chúng phải được bố trí sao cho hư hỏng riêng lẻ của một boong hoặc một vách không làm cho khí hoặc hơi từ các két hàng có thể đi vào buồng sinh hoạt, trạm điều khiển hàng chính, trạm điều khiển hoặc buồng phục vụ. Hõm được bố trí như –1 trên không cần phải tính đến khi xác định vị trí của các buồng này.
3. Tuy nhiên, nếu thấy cần thiết. Đăng kiểm có thể cho phép các trạm điều khiển hàng chính, trạm điều khiển, buồng sinh hoạt và buồng phục vụ phía trước của các két hàng, két lắng và các khoang ngăn cách các két hàng và két lắng với buồng máy, nhưng không cần thiết phải ở phía trước các két dầu đốt hoặc két dằn. Các buồng máy không phải buồng máy loại A có thể được phép đặt ở phía trước của két hàng và két lắng nếu chúng được ngăn cách với các két hàng và két lắng bởi khoang cách li, buồng bơm hàng, két dầu đốt hoặc két dằn và phải có tối thiểu một bình chữa cháy xách tay. Nếu các buồng máy này có chứa động cơ đốt trong, ngoài bình chữa cháy xách tay, phải trang bị một bình chữa cháy bằng bọt loại được duyệt có dung tích 45 lít hoặc tương đương. Nếu việc sử dụng bình chữa cháy loại bán di động là không thực tế thì có thể thay bình chữa cháy này bằng bằng hai bình chữa cháy xách tay. Buồng sinh hoạt, các trạm điều khiển hàng chính, trạm điều khiển và buồng phục vụ phải được bố trí sao cho hư hỏng riêng lẻ của một boong hoặc một vách không làm cho khí hoặc hơi từ các két hàng có thể đi vào các buồng đó. Ngoài ra, nếu thấy cần thiết cho an toàn hoặc sự hành hải của con tàu, Đăng kiểm có thể cho phép các buồng máy có chứa động cơ đốt trong nhưng không phải máy chính có công suất lớn hơn 375 kW được bố trí phía trước khu vực hàng nếu các trang thiết bị phù hợp với các qui định của mục này.
4. Đối với các tàu chở hàng hỗn hợp:
(1) Các két lắng phải được bao quanh bằng các khoang cách li, trừ khi biên của két lắng (trường hợp có chứa hỗn hợp lắng trong hành trình chở hàng khô) là một phần của kết cấu thân tàu, boong hàng chính, vách buồng bơm hàng hoặc két dầu đốt. Các khoang cách li này không được thông ra đáy đôi, hầm ống, buồng bơm hoặc các buồng kín khác, không được sử dụng để chứa hàng hoặc nước dằn và không được nối với hệ thống đường ống phục vụ dầu hàng hoặc dằn. Phải có phương tiện để nạp nước và xả nước cho các khoang cách li. Nếu biên của két lắng là một phần của vách buồng bơm hàng, buồng bơm không được thông với đáy đôi, hầm ống hoặc các khoang kín khác. Tuy nhiên, có thể cho phép các lỗ khoét được đậy bằng nắp kín khí và được cố định bằng các bu lông.
(2) Phải có phương tiện để cách li đường ống nối buồng bơm với các két lắng nêu ở (1) trên. Phương tiện cách li này phải bao gồm một van và tiếp theo là bích có tấm chặn hoặc một đoạn ống nối có các bích tịt thích hợp. Thiết bị này phải được bố trí gần các két lắng, nhưng nếu việc bố trí này là không thực tế hoặc không hợp lí thì có thể bố trí trong buồng bơm ngay phía sau phần ống xuyên qua vách. Phải trang bị hệ thống đường ống và bơm tách biệt và cố định bao gồm cả ống góp, có van chặn và một bích tịt, để xả các chất chứa trong két lắng trực tiếp ra boong hở vào thiết bị tiếp nhận trên bờ khi tàu ở dạng chở hàng khô. Nếu hệ thống vận chuyển được sử dụng để chuyển nước dầu lắng khi tàu ở dạng tàu hàng khô thì hệ thống này không được nối với các hệ thống khác. Có thể chấp nhận việc cách li với các hệ thống khác bằng cách sử dụng các đoạn ống nối tháo được;
(3) Các miệng khoang và các lỗ vệ sinh két của két lắng chỉ được phép bố trí trên boong hở và phải được lắp thiết bị đóng. Trừ khi chúng có các nắp đậy được bắt bằng các bu lông được bố trí với khoảng cách đảm bảo kín nước, các thiết bị đóng này phải có thiết bị khóa được điều khiển bởi sĩ quan có trách nhiệm của tàu;
(4) Nếu trang bị các két hàng mạn, các đường ống dầu hàng bên dưới boong phải được lắp đặt bên trong các két này. Tuy nhiên, Đăng kiểm có thể cho phép các đường ống dầu hàng được đặt trong các kênh dẫn riêng nếu các kênh dẫn này có thể vệ sinh và thông gió được thích đáng thỏa mãn Đăng kiểm. Nếu không có các két mạn, các đường ống dầu hàng bên dưới boong phải được đặt trong các kênh dẫn riêng.
5. Nếu cần phải lắp một vị trí điều khiển tàu bên trên khu vực hàng thì nó chỉ được để phục vụ mục đích điều khiển tàu và phải được ngăn cách với boong két hàng bởi một khoang hở với chiều cao tối thiểu 2 m. Các yêu cầu về phòng chống cháy cho vị trí điều khiển tàu này phải như các yêu cầu đối với các trạm điều khiển nêu ở 9.2.4 và các qui định khác trong các Chương 4, 5 và 6 áp dụng đối với tàu chở hàng lỏng.
6. Phải có phương tiện để tránh không cho dầu rò rỉ trên boong lọt vào buồng sinh hoạt và buồng phục vụ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách lắp đặt thành quây liên tục cố định có chiều cao tối thiểu 300 mm kéo tới hai bên mạn. Phải đặc biệt lưu ý đến các thiết bị của hệ thống nạp hàng ở đuôi tàu.
7. Để bảo vệ các két hàng chở dầu thô và các sản phẩm dầu có điểm chớp cháy không vượt quá 60 oC, không được sử dụng các vật liệu dễ bị hỏng do nhiệt và lan lửa đến hàng để chế tạo các van, phụ tùng, nắp đậy miệng két, ống thông hơi hàng và ống hàng.
4.5.2. Hạn chế các lỗ khoét trên mặt bao
1. Trừ khi được phép ở -2 dưới đây, các cửa ra vào, các đầu dẫn khí vào và các lỗ khoét dẫn đến buồng sinh hoạt, buồng phục vụ, trạm điều khiển và các buồng máy không được đối diện với khu vực hàng. Chúng phải được bố trí trên vách ngang không đối diện với khu vực hàng hoặc trên phía ngoài mạn của thượng tầng hoặc lầu boong với khoảng cách tối thiểu 4% chiều dài tàu nhưng không nhỏ hơn 3 m tính từ đầu của thượng tầng hoặc lầu boong đối diện với khu vực hàng. Khoảng cách này không cần vượt quá 5 m.
2. Đăng kiểm có thể cho phép các cửa ra vào ở các vách biên đối diện với khu vực hàng hoặc trong phạm vi giới hạn 5 m nêu ở -1 trên dẫn đến các trạm điều khiển hàng hoặc các buồng phục vụ như buồng chứa lương thực, kho và tủ, với điều kiện chúng không có lối đi dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp đến khoang khác có chứa buồng sinh hoạt, trạm điều khiển hoặc các buồng phục vụ như bếp, ngăn đựng thức ăn, xưởng nguội hoặc các buồng tương tự có chứa các nguồn gây cháy hơi. Biên của khoang đó phải được bọc cách nhiệt theo tiêu chuẩn “A-60”, trừ trường hợp mặt bao đối diện với khu vực hàng. Các tấm được bắt bằng bu lông để tháo máy có thể được lắp trong giới hạn nêu ở -1 trên. Các cửa ra vào buồng lái và các cửa sổ của buồng lái có thể được bố trí trong phạm vi các giới hạn nêu ở –1 trên với điều kiện chúng được thiết kế để đảm bảo buồng lái có thể chuyển thành kín khí và kín hơi một cách nhanh chóng và hiệu quả .
3. Các cửa sổ và cửa húp lô đối diện với khu vực hàng và trên các cạnh của thượng tầng hoặc lầu boong trong phạm vi các giới hạn nêu ở –1 trên phải là loại được gắn cố định (loại không mở được). Các cửa sổ và cửa húp lô đó, trừ các cửa sổ của buồng lái, phải có kết cấu theo tiêu chuẩn “A-60”.
4. Nếu có hầm ống trong khu vực hàng, hầm ống không được thông với buồng máy và phải được trang bị ít nhất hai lối ra boong hở cách nhau với khoảng cách lớn nhất. Tuy nhiên, một trong các cửa ra này có thể dẫn đến buồng bơm chính. Nếu có lối ra vào cố định từ hàm ống đến buồng bơm chính, phải lắp một cửa kín nước thỏa mãn các yêu cầu ở 2.9.1-2(2). Phần 9 của Qui phạm này, ngoài ra phải tuân theo các yêu cầu sau:
(1) Ngoài việc vận hành trên buồng lái, cửa kín nước phải có khả năng đóng được bằng tay từ vị trí bên ngoài lối vào buồng bơm chính;
(2) Cửa kín nước phải được giữ ở trạng thái đóng trong quá trình hoạt động bình thường của tàu trừ khi cần phải vào hầm ống.
5. Các chụp kín khí của hệ thống chiếu sáng cố định được duyệt để chiếu sáng buồng bơm hàng có thể được phép lắp trên các vách và boong ngăn cách buồng bơm hàng và các buồng khác nếu chúng có đủ độ bền và tính nguyên vẹn chống cháy, đồng thời duy trì được độ kín khí của vách hoặc boong.
6. Việc bố trí các đầu vào và ra của hệ thống thông gió và các lỗ khoét trên mặt bao của thượng tầng và lầu boong phải sao cho có thể thỏa mãn được các qui định ở 4.5.3 và 11.6. Các ống thông hơi, đặc biệt là ống thông hơi cho buồng máy phải được bố trí càng xa về phía đuôi càng tốt. Phải lưu ý thích đáng đến vấn đề này nếu tàu có trang bị để nạp và xả hàng ở đuôi tàu. Các nguồn gây cháy như thiết bị điện phải được bố trí sao cho tránh được nguy có nổ.
4.5.3. Thông hơi các két hàng
1. Các hệ thống thông hơi cho các két hàng phải tách biệt hoàn toàn khỏi các ống thông hơi của các khoang khác trên tàu. Trang bị và vị trí các lỗ thông trên boong két hàng mà hơi dễ cháy có thể thoát ra phải sao cho có thể giảm đến mức tối thiểu khả năng hơi dễ cháy đi vào được các khoang kín có chứa nguồn gây cháy, hoặc tích tụ ở gần các máy và thiết bị trên boong có thể dẫn đến nguy cơ cháy. Để thỏa mãn các nguyên tắc cơ bản này, phải áp dụng các tiêu chuẩn ở -2 đến -5 và 11.6.
2. Hệ thống thông hơi
(1) Hệ thống thông hơi trong mỗi két hàng có thể được bố trí độc lập hoặc kết hợp với các két hàng khác và có thể kết nối vào các ống khí trơ.
(2) Nếu hệ thống thông hơi được kết hợp chung cho các két hàng khác nhau, phải trang bị van chặn hoặc các phương tiện được chấp nhận khác để cách li các két hàng. Nếu lắp van chặn, chúng phải có thiết bị khóa do sĩ quan có trách nhiệm của tàu kiểm soát. Phải có sự hiển thị rõ ràng trạng thái hoạt động của các van hoặc phương tiện được chấp nhận khác. Nếu các két đã được cách li với nhau, phải đảm bảo rằng các van cách li được mở trước khi bắt đầu nhận/xả hàng và dằn cho két đó. Việc cách li vẫn phải đảm bảo cho phép dòng hơi sinh ra do sự chênh nhiệt trong két hàng đi qua như nêu ở 11.6.1-1(1).
(3) Nếu dự định nhận/xả hàng và dằn của một két hàng hoặc một nhóm két hàng được cách li với hệ thống thông hơi chung, két hàng hoặc nhóm két hàng đó phải được lắp đặt phương tiện để bảo vệ tránh quá áp hoặc thấp áp như yêu cầu ở 11.6.3-2.
(4) Hệ thống thông tin phải được nối vào đỉnh của từng két hàng và phải tự xả vào các két hàng trong các điều kiện nghiêng và chúi thông thường của tàu. Nếu không thể trang bị đường ống tự xả, phải có thiết bị cố định để xả các đường ống thông hơi vào két hàng.
3. Hệ thống thông hơi phải có các thiết bị để đề phòng lửa đi vào các két hàng. Việc thiết kế, thử nghiệm và lắp đặt các thiết bị này phải có loại được Đăng kiểm duyệt phù hợp với qui trình được Đăng kiểm công nhận. Không được sử dụng các lỗ kiểm tra mức hao (ullage) để cân bằng áp suất. Các lỗ kiểm tra mức hao này phải có nắp đậy có đệm kín và tự đóng. Không được lắp các thiết bị dập tàn tửa và các lưới dập tàn lửa cho các lỗ này.
4. Đầu ra của các ống thông hơi để làm hàng và dằn
(1) Đầu ra của các ống thông hơi để nhận/xả hàng và dằn theo yêu cầu ở 11.6.1–1(2) phải:
(a) Cho phép luồng thoát tự do của hỗn hợp hơi hoặc cho phép tiết lưu xả hỗn hợp hơi để đạt được tốc độ không nhỏ hơn 30 m/s.
(b) Được bố trí sao cho hỗn hợp hơi được xả thẳng đứng lên phía trên
(c) Nếu dùng phương pháp luồng thoát tự do của hỗn hợp hơi, thì sao cho đầu ra phải cao hơn ít nhất 6 m so với boong két hàng hoặc so với cầu đi phía mũi và đuôi nếu đặt trong phạm vi cách cầu đi 4 m và được đặt tính theo phương nằm ngang cách các ống nạp không khí gần nhất và các lỗ khoét của các không gian kín chứa nguồn gây cháy và các máy trên boong (có thể bao gồm cả các tời neo và các lỗ khoét của hầm xích neo và các thiết bị có thể gây nguy cơ cháy) ít nhất 10 m.
(d) Nếu dùng phương pháp xả tốc độ cao, được đặt ở độ cao ít nhất 2 m so với boong két hàng và được đặt tính theo phương nằm ngang cách các ống nạp không khí gần nhất và các lỗ khoét của các không gian kín chứa nguồn gây cháy và các máy trên boong (có thể bao gồm cả các tời neo và các lỗ khoét của hầm xích neo và các thiết bị có thể gây nguy cơ cháy) ít nhất 10 m. Các đầu ra này phải được trang bị các thiết bị tạo lưu tốc cao loại được duyệt
(2) Các thiết bị để thông hơi của tất cả các hơi từ các két hàng trong quá trình nhận hàng và dằn phải tuân theo các yêu cầu ở 4.5.3 và 11.6 và phải bao gồm một hoặc nhiều cột trụ hoặc một số ống thông hơi tốc độ cao. Đường ống cấp khí trơ có thể được sử dụng để làm các thiết bị thông hơi đó.
5. Trong các tàu chở hàng hỗn hợp, thiết bị để cách li các két lắng chứa dầu hoặc cặn dầu từ các két hàng khác phải có các bích tịt được lắp thường xuyên tại vị trí trong toàn bộ thời gian chở các hàng không phải hàng lỏng nêu ở 1.2.1.
4.5.4. Thông gió
1. Hệ thống thông gió buồng bơm hàng
(1) Các buồng bơm hàng phải được thông gió cơ giới và khí thải ra từ các quạt hút phải được dẫn đến vị trí an toàn trên boong hở. Việc thông gió cho các buồng bơm này phải có đủ công suất để giảm đến mức tối thiểu khả năng tích tụ các hơi dễ cháy. Số lần thay đổi khí phải tối thiểu 20 lần/giờ, dựa trên tổng dung tích của buồng. Các kênh dẫn gió phải được bố trí sao cho toàn bộ buồng được thông gió một cách hiệu quả. Việc thông gió phải là loại hút ra sử dụng các quạt loại không phát tia lửa. Đầu ra của các kênh xả gió phải được dẫn ra khí quyển và phải có các/tấm lưới kim lại có kích thước lỗ lưới thích hợp. Nếu hệ thống thông gió được dẫn động bằng trục xuyên qua vách hoặc boong buồng bơm, phải có hộp đêm kín khí loại được Đăng kiểm duyệt lắp vào trục tại vị trí xuyên qua đó.
(2) Phải trang bị hệ thống thông hơi hiệu quả cho các khoang cách li kề với két dầu hàng. Nếu các ống thông hơi được trang bị để cho mục đích này thì mỗi ống phải có lưới kim loại dễ thay mới để đề phòng lửa đi vào qua các đầu ra của chúng, các ống này phải có đường kính trong không dưới 50 mm. Nếu có hệ thống thông gió, kết cấu của quạt thống gió và các tấm lưới kim loại lắp trên các kênh xả phải tuân theo các yêu cầu ở (1) trên. Các lỗ thông hơi phải được khoét trên mọi phần của kết cấu có khả năng tạo thành túi khí.
2. Trong các tàu chở hàng hỗn hợp, tất cả các khoang hàng và các khoang kín khác kề với các khoang hàng phải có khả năng được thông gió cơ giới. Việc thông gió cơ giới có thể được thực hiện bằng các quạt di động. Phải trang bị cho buồng bơm hàng, kênh dẫn ống và khoang cách li nêu ở 4.5.1-4 kề với các két lắng hệ thống cảnh báo khí cố định được duyệt, có khả năng kiểm soát được các hơi dễ cháy. Phải có trang bị thích hợp để tạo điều kiện cho việc đo các hơi dễ cháy trong tất cả các khoang khác trong khu vực hàng. Việc đo hơi như vậy phải có thể thực hiện được trên boong hở hoặc từ các vị trí dễ đến.
4.5.5. Hệ thống khí trơ
1. Đối với các tàu chở chất lỏng có DW từ 20000 tấn trở lên, việc bảo vệ các két hàng phải được thực hiện bằng hệ thống khí trơ cố định phù hợp với các yêu cầu ở Chương 35, trừ khi, thay cho trang bị nêu trên, sau khi xem xét đến trang thiết bị và bố trí của tàu, Đăng kiểm có thể cho phép sử dụng các hệ thống cố định khác nếu chúng có khả năng bảo vệ tương đương với hệ thống khí trơ, phù hợp với 1.1.2. Các yêu cầu đối với các hệ thống cố định sử dụng để thay thế hệ thống khí trơ phải tuân theo các yêu cầu ở -6 dưới đây.
2. Các tàu chở chất lỏng có qui trình vệ sinh két hàng bằng hệ thống rửa bằng dầu thô phải có hệ thống khí trơ tuân theo các yêu cầu ở Chương 35 và phải có các máy rửa két cố định. Tuy nhiên, hệ thống này không cần lắp đặt nếu đã có các hệ thống theo yêu cầu ở -1 trên.
3. Các tàu chở hàng lỏng được trang bị hệ thống khí trơ phải tuân theo các yêu cầu sau:
(1) Các khoang giữa hai lớp vỏ phải được trang bị các đầu nối để cấp khí trơ;
(2) Nếu các khoang giữa hai lớp vỏ được nối hệ thống phân phối khí trơ lắp cố định, phải có các phương tiện để đề phòng các khí hy-đrô các bon từ các két hàng đi vào không gian giữa hai lớp vỏ qua hệ thống này;
(3) Nếu các khoang đó không được nối cố định với hệ thống phân phối khí trơ, phải có phương tiện thích hợp để có thể nối với ống khí trơ.
4. Các yêu cầu đối với các hệ thống khí trơ trong Chương 35 không cần thiết áp dụng cho:
(1) Các tàu chở hóa chất và các tàu chở khí khi chở các hàng nêu ở 1.2.1, nếu chúng tuân theo các yêu cầu đối với các hệ thống khí trơ cho các tàu chở hóa chất được Đăng kiểm chấp nhận;
(2) Các tàu chở hóa chất và các tàu chở khí khi chở các hàng dễ cháy không phải dầu thô hoặc các sản phẩm dầu như các hàng nêu ở Chương 17 và 18, Phần 8-E, nếu dung tích các két sử dụng để chở chúng không vượt quá 3000 m3 và sản lượng từng vòi phun của các máy rửa két không vượt quá 17,5 m3/h và toàn bộ sản lượng kết hợp của các máy đang sử dụng trong két hàng tại một thời điểm bất kì không vượt quá 110 m3/h.
5. Các hệ thống khí trơ phải tuân theo các yêu cầu sau:
(1) Hệ thống khí trơ phải có khả năng tạo môi trường trơ, tẩy và thoát khí cho các két khi không hàng và duy trì môi trường trong các két hàng với nồng độ ô xi theo yêu cầu.
(2) Hệ thống khí trơ nêu ở (1) trên phải được thiết kế, chế tạo và thử nghiệm phù hợp với Chương 35.
(3) Các tàu chở hàng lỏng có lắp hệ thống khí trơ cố định phải được trang bị một hệ thống kiểm tra mức hao (ullage) loại kín.
6. Nếu lắp đặt một hệ thống tương đương với hệ thống khí trơ cố định thì hệ thống đó phải:
(1) Có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ nguy hiểm của các hỗn hợp nổ trong các két hàng nguyên vẹn khi khai thác thông thường trong toàn bộ hành trình dằn và các hoạt động cần thiết trong két;
(2) Được thiết kế sao cho giảm đến mức tối thiểu nguy cơ cháy do phát sinh tĩnh điện của chính hệ thống đó.
4.5.6. Làm trơ, tẩy khí và thoát khí
1. Các thiết bị để tẩy và/hoặc thoát khí theo các qui định ở 4.5.5-5(1) phải sao cho giảm được đến mức tối thiểu các nguy cơ gây ra do việc thải các hơi dễ cháy vào không khí và do hỗn hợp cháy trong két hàng.
2. Qui trình tẩy két hàng và/hoặc thoát khí phải được thực hiện theo 16.3.2.
3. Thiết bị để làm trơ, tẩy hoặc thoát khí cho các két khi không có hàng như yêu cầu ở 4.5.5-5(1) phải thỏa mãn Đăng kiểm và phải sao cho sự tích tụ các hơi hy-đrô các bon trong các hốc do các kết cấu bên trong tạo thành được giảm đến mức tối thiểu và:
(1) Trên từng két hàng, đường ống đưa khí ra (nếu có) phải được bố trí càng cách xa đường vào của khí trơ/không khí càng tốt và phải phù hợp với 4.5.3 và 11.6. Đầu vào của các ống thoát khí ra đó có thể được bố trí ở mức boong hoặc ở vị trí không cao hơn đáy két quá 1 m.
(2) Diện tích mặt cắt ngang của đường ống thoát khí ra nêu ở (1) trên phải sao cho có thể đảm bảo được tốc độ thoát tối thiểu 20 m/s khi ba két cùng đồng thời được cấp khí trơ. Đầu ra của các ống này phải kéo lên tối thiểu 2 m bên trên mức boong.
(3) Mỗi đầu ra nêu ở (2) trên phải có thiết bị để bịt hiệu quả.
4.5.7. Đo nồng độ khí
1. Phải có các phương tiện sau để đo nồng độ khí:
(1) Các tàu chở hàng lỏng phải được trang bị tối thiểu hai dụng cụ đo xách tay được Đăng kiểm chấp nhận để đo nồng độ hơi dễ cháy, kèm theo một bộ đủ phụ tùng dự trữ. Phải có phương tiện thích hợp để hiệu chuẩn các dụng cụ đo đó.
(2) Các thiết bị đo nồng độ khí trong các khoang giữa hai lớp vỏ và đáy đôi
(a) Tối thiểu phải trang bị hai dụng cụ đo xách tay thích hợp để đo nồng độ ô xi và hơi dễ cháy. Khi lựa chọn các dụng cụ đo này, phải lưu ý thích đáng đến việc sử dụng chúng kết hợp với các hệ thống ống lấy mẫu khí cố định nêu ở (b) dưới đây.
(b) Nếu không khí trong các khoang giữa hai lớp vỏ không thể do được một cách tin cậy khi sử dụng các ống mềm lấy mẫu, các khoang đó phải có các đường ống lấy mẫu cố định. Kết cấu của các đường ống lấy mẫu khí đó phải được điều chỉnh để phù hợp với thiết kế của các khoang đó.
(c) Vật liệu kết cấu và kích thước của các đường ống lấy mẫu khí phải sao cho không bị hạn chế trong việc lấy mẫu. Nếu sử dụng chất dẻo thì chúng chúng phải dẫn được điện.
4.5.8. Cấp khí cho các khoang giữa hai lớp vỏ và khoang đáy đôi
1. Các khoang giữa hai lớp vỏ và khoang đáy đôi phải có các đầu nối thích hợp để cấp khí vào.
2. Phải bố trí số lượng và kích thước thích hợp các kênh hoặc ống thông gió cố định trong các khoang giữa hai lớp vỏ và khoang đáy đôi để thông gió có hiệu quả với mức độ mà Đăng kiểm thấy cần thiết. Kết cấu của các kênh hoặc ống thông gió đó phải phù hợp với thiết kế của các các khoang đó.
4.5.9. Bảo vệ khu vực hàng
Phải trang bị các khay hứng bên dưới khu vực ống góp để thu hồi cặn hàng trong các đường ống hàng và các ống hàng mềm trong khu vực các mối nối ống và ống mềm. Các ống hàng mềm và các ống mềm rửa két phải có tính liên tục về điện trên toàn bộ chiều dài của chúng kể cả các khớp nối và bích nối (trừ các đầu nối bờ) và phải được nối đất để xả tĩnh điện.
4.5.10. Bảo vệ các buồng bơm hàng
1. Trong các tàu chở hàng lỏng:
(1) Đối với các bơm hàng, bơm dằn, bơm hút vét lắp trong buồng bơm hàng và được dẫn động bằng trục xuyên qua các vách của buồng bơm, phải lắp hộp đệm kín khí được Đăng kiểm duyệt vào trục tại vách và phải trang bị khớp nối mềm giữa trục và bơm. Các chi tiết làm kín của hộp đệm phải được làm bằng vật liệu không phát sinh tia lửa. Các bơm này phải có các thiết bị cảm biến nhiệt độ cho các bích nén tết của trục xuyên qua vách, ổ đỡ và vỏ hộp bơm. Túi hiệu báo động liên tục bằng ánh sáng và âm thanh phải tự động hoạt động trong buồng điều khiển hàng hoặc trạm điều khiển bơm;
(2) Việc chiếu sáng trong các buồng bơm hàng, trừ chiếu sáng sự cố, phải được khóa liên động với hệ thống thông gió sao cho hệ thống thông gió phải hoạt động khi đóng mạch chiếu sáng. Hư hỏng của hệ thống thông gió không được dẫn đến mất chiếu sáng;
(3) Phải trang bị hệ thống giám sát liên tục nồng độ khí hy-đro các bon. Các điểm lấy mẫu hoặc các đầu cảm biến phải được bố trí ở các vị trí thích hợp để có thể dễ dàng phát hiện được các rò rỉ nguy hiểm. Nếu nồng độ khí hy-đro các bon đạt đến mức đặt trước (không được cao hơn 10% của giới hạn cháy thấp nhất (LFL), tín hiệu báo động liên tục bằng ánh sáng và âm thanh phải tự động hoạt động trong buồng bơm, buồng điều khiển máy, buồng điều khiển hàng và buồng lái để cảnh báo cho con người về khả năng nguy hiểm;
(4) Tất cả các buồng bơm phải có thiết bị giám sát mức nước đáy buồng cùng với thiết bị báo động được bố trí hợp lí.
CHƯƠNG 5 NGUY CƠ PHÁT CHÁY
5.1. Qui định chung
5.1.1. Mục đích
1. Mục đích của Chương này là hạn chế nguy cơ phát cháy trong bất kì không gian nào trên tàu. Vì mục đích đó, phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:
(1) Phải trang bị phương tiện để kiểm soát việc cấp khí cho khoang;
(2) Phải trang bị phương tiện để kiểm soát các chất lỏng dễ cháy trong khoang;
(3) Phải hạn chế việc sử dụng các vật liệu dễ cháy.
5.2. Kiểm soát việc cấp khí và chất lỏng dễ cháy của khoang
5.2.1. Thiết bị đóng và thiết bị dừng thông gió
1. Các cửa vào và cửa ra chính của tất cả các hệ thống thông gió phải có khả năng đóng được từ bên ngoài buồng được thông gió. Phương tiện đóng các cửa thông gió này phải dễ tiếp cận được, được đánh dấu thường xuyên và rõ ràng và phải có chỉ báo việc chúng đang đóng hay mở.
2. Việc thông gió cơ giới buồng sinh hoạt, buồng phục vụ, khoang hàng, trạm điều khiển và buồng máy phải có khả năng dừng lại được từ một vị trí dễ đến bên ngoài buồng được thông gió. Vị trí này phải vẫn có thể tiếp cận được trong trường hợp có cháy ở trong buồng được thông gió.
5.2.2. Phương tiện kiểm soát trong buồng máy
1. Phải trang bị phương tiện để kiểm soát các lỗ khoét thường để xả gió ra, bao gồm việc đóng và mở của các cửa lấy ánh sáng, việc đóng các cửa thông trên ống khói và việc đóng các van lá của ống thông gió.
2. Phải trang bị phương tiện để dừng các quạt thông gió. Việc điều khiển các quạt thông gió cơ giới cho các buồng máy phải được tập trung lại sao cho có thể vận hành được từ hai vị trí, trong đó có một vị trí phải ở bên ngoài các buồng máy đó. Phương tiện để dừng quạt thông gió cho buồng máy phải tách biệt hoàn toàn với phương tiện để dừng quạt thông gió của các buồng khác.
3. Phải trang bị phương tiện điều khiển để dừng các quạt gió được dẫn động cơ giới cưỡng bức, các bơm chuyển dầu đốt, các bơm của thiết bị dầu đốt, các bơm phục vụ dầu bôi trơn, các bơm tuần hoàn dầu nóng và các máy phân ly dầu. Tuy nhiên, qui định -4 dưới đây không cần phải áp dụng cho các thiết bị phân ly dầu nước.
4. Các phương tiện điều khiển theo các yêu cầu ở –1 đến -3 trên và ở 4.2.2-1(3)(d) phải được bố trí bên ngoài buồng liên quan và lại vị trí sao cho vẫn có thể tiếp cận được trong trường hợp có cháy trong buồng mà chúng phục vụ.
5.2.3. Các phương tiện điều khiển bổ sung cho buồng máy không có người trực canh theo chu kỳ
Đối với các buồng máy không có người trực theo chu kì, Đăng kiểm có thể xem xét đặc biệt đến việc duy trì tính nguyên vẹn của kết cấu chống cháy trong buồng máy, vị trí và việc tập trung của các phương tiện điều khiển hệ thống chữa cháy. Thiết bị dừng như qui định (ví dụ thiết bị dừng của các quạt thông gió, bơm dầu đốt v.v…) và có thể yêu cầu bổ sung các thiết bị dập, chữa cháy và thiết bị thở.
5.3. Vật liệu chống cháy
5.3.1. Sử dụng vật liệu không cháy
1. Các vật liệu cách nhiệt phải là loại không cháy, trừ vật liệu trong các khoang hàng, buồng bưu phẩm, buồng hành lý và các khoang lạnh của buồng phục vụ. Các vách ngăn hơi và chất kết dính sử dụng cùng với cách nhiệt và lớp cách nhiệt của các chi tiết ống trong các hệ thống phục vụ lạnh không cần thiết phải là vật liệu không cháy nhưng cố gắng phải sử dụng chúng ở mức tối thiểu, đồng thời các bề mặt hở của chúng phải có đặc tính lan truyền lửa chậm.
2. Tất cả các lớp bọc lót, trần, các chi tiết ngăn gió và các tấm lắp chúng phải làm bằng vật liệu không cháy trong các khoang sau:
(1) Trong các buồng sinh hoạt, buồng phục vụ và các trạm điều khiển của các tàu áp dụng Phương pháp IC như nêu ở 9.2.2;
(2) Trong hành lang, hộp quây cầu thang phục vụ các buồng sinh hoạt và buồng phục vụ và các trạm điều khiển của các tàu áp dụng Phương pháp IIC hoặc IIIC như nêu ở 9.2.2.
5.3.2. Việc sử dụng các vật liệu cháy được
1. Các vách ngăn, trần và lớp lót bằng vật liệu không cháy lắp trong các buồng sinh hoạt và buồng phục vụ có thể được phủ bằng vật liệu, lớp phủ bề mặt, các đường gờ, trang trí và tấm ốp mặt cháy được, nếu các buồng đó được quây bởi các vách, trần và lớp lót bằng vật liệu không cháy phù hợp với các qui định từ -2 đến -4 dưới đây và Chương 6.
2. Vật liệu cháy được sử dụng trên các bề mặt và lớp lót nêu ở -1 trên phải có giá trị toả nhiệt không vượt quá 45 MJ/m2 diện tích đối với chiều dầy được sử dụng. Các yêu cầu trong mục này không áp dụng đối với các bề mặt của đồ đạc được cố định vào các lớp lót và vách ngăn.
3. Nếu sử dụng các vật liệu cháy được phù hợp với -1 trên, chúng phải tuân theo các yêu cầu sau:
(1) Tổng thể tích của các lớp phủ bề mặt, các đường gờ, trang trí và tấm ốp mặt làm bằng vật liệu cháy được trong các buồng sinh hoạt và buồng phục vụ bất kì không được vượt quá thể tích tương đương với 2,5 mm tấm ốp mặt trên diện tích kết hợp của các lớp lót trần và tường. Đồ đạc được cố định vào các lớp lót, vách ngăn hoặc boong không cần phải đưa vào trong tính toán tổng thể tích của vật liệu cháy được;
(2) Nếu tàu có lắp hệ thống phun nước tự động theo yêu cầu ở Chương 28, thể tích trên có thể bao gồm vật liệu cháy được nào đó sử dụng để chế tạo kết cấu cấp “C”.
4. Các bề mặt sau đây phải có đặc tính lan truyền lửa chậm:
(1) Các bề mặt hở trong các hành lang, các hộp quây cầu thang và của các trần trong các buồng sinh hoạt và buồng phục vụ (trừ buồng xông hơi) và các trạm điều khiển;
(2) Các bề mặt ở các buồng bị che khuất hoặc không tiếp cận được trong các buồng sinh hoạt, buồng phục vụ và trạm điều khiển.
5.4. Các vật liệu sử dụng trong buồng máy
5.4.1. Các vật liệu sử dụng trong buồng máy
Các vật liệu sử dụng trong buồng máy thông thường không được có đặc tính làm tăng nguy cơ cháy các buồng đó. Nếu các vật liệu này có thể làm tăng nguy cơ cháy thì phải có các biện pháp thích đáng. Không được sử dụng vật liệu cháy được hoặc vật liệu thấm dầu để làm sàn, bọc vách ngăn, trần hoặc boong trong buồng điều khiển, buồng máy, hầm trục hoặc các buồng có đặt két dầu.
CHƯƠNG 6 NGUY CƠ PHÁT KHÓI VÀ SỰ ĐỘC HẠI
6.1. Qui định chung
6.1.1. Mục đích
Mục đích của Chương này là làm giảm nguy hiểm đến tính mạng con người do khói và các sản phẩm độc hại sinh ra do cháy trong các buồng mà con người thường làm việc hoặc sinh sống. Để thực hiện mục đích này, phải hạn chế lượng khói và các sản phẩm độc hại thoát ra trong quá trình cháy từ các vật liệu cháy được, kể cả các vật liệu trang trí bề mặt.
6.2. Các vật liệu trang trí bề mặt
6.2.1 Sơn, véc ni và các vật liệu bề mặt khác
Sơn, véc ni và các vật liệu bề mặt khác sử dụng cho các bề mặt nội thất hở không được có khả năng sản ra quá nhiều lượng khói và các sản phẩm độc hại. Các vật liệu này được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt theo Bộ luật các qui trình thử lửa.
6.3. Các vật liệu phủ boong sơ cấp
6.3.1. Các vật liệu phủ boong sơ cấp
Các vật liệu phù boong sơ cấp, nếu được sử dụng trong các buồng sinh hoạt, buồng phục vụ và trạm điều khiển, phải làm bằng vật liệu được duyệt và không làm tăng khói được các nguy cơ về nổ và chất độc ở nhiệt độ cao. Các vật liệu này được Đăng kiểm hoặc Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt theo Bộ luật các qui trình thử lửa.
CHƯƠNG 7 PHÁT HIỆN VÀ BÁO ĐỘNG
7.1. Qui định chung
7.1.1. Mục đích
1. Mục đích của Chương này là để phát hiện cháy trong buồng phát cháy ban đầu và để báo động phục vụ việc thoát nạn, công tác chữa cháy. Vì mục đích này, phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:
(1) Hệ thống phát hiện và báo cháy phải phù hợp với bản chất của buồng, nguy cơ phát cháy và nguy cơ sinh khói và khí;
(2) Phải bố trí các điểm báo cháy bằng tay một cách hiệu quả để đảm bảo phương tiện thông báo luôn tiếp cận được.
7.2. Các yêu cầu chung
7.2.1. Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định
1. Phải trang bị hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định phù hợp với các qui định sau của Chương này.
2. Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định và hệ thống phát hiện khói bằng tách mẫu theo yêu cầu trong Phần này phải là loại được duyệt và tuân theo các Chương 29 hoặc 30.
3. Nếu hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định phải trang bị để bảo vệ các buồng không phải các buồng nêu ở 7.5, ít nhất phải trang bị cho mỗi buồng đó một thiết bị phát hiện cháy loại được duyệt và tuân theo các yêu cầu ở Chương 29.
7.3. Thử nghiệm
7.3.1. Thử lần đầu và thử chu kì
1. Chức năng của các hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định, phải trang bị theo các yêu cầu trong Phần này, phải được thử trong các điều kiện thông gió khác nhau sau khi lắp đặt.
2. Chức năng của các hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định phải được thử chu kì thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm bằng thiết bị tạo ra khí nóng ở nhiệt độ thích hợp hoặc khói hoặc các hạt trong bình phun sương có dải mật độ hoặc kích thước hạt thích hợp, hoặc các hiện tượng khác xảy ra trong giai đoạn cháy ban đầu mà thiết bị phát hiện được thiết kế để phản ứng lại.
7.4. Bảo vệ các buồng máy
7.4.1. Việc lắp đặt
1. Phải trang bị hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định trong:
(1) Các buồng máy không có người trực theo chu kỳ;
(2) Các buồng máy có lắp đặt thiết bị và hệ thống điều khiển tự động và từ xa được duyệt để thay thế cho việc trực canh liên tục trong buồng máy;
(3) Các buồng máy có máy chính và các máy kèm theo kể cả nguồn của nguồn cấp điện chính được trang bị các mức độ điều khiển tự động và từ xa khác nhau và được trực canh giám sát liên tục từ buồng điều khiển.
2. Để bảo vệ các buồng máy được định nghĩa ở -1(1) trên, phải trang bị các phương tiện sau:
(1) Phải trang bị các điểm báo cháy bằng tay ở:
(a) Tối thiểu hai vị trí gần các lối vào của các hành lang có cửa ra vào dẫn đến các khoang có lắp đặt máy chính, nồi hơi, tổ máy phát điện v.v…;
(b) Buồng lái hoặc trạm điều khiển hoặc giám sát tập trung trên buồng lái như định nghĩa ở Chương 1 của TCVN 6277 : 2003 – “Qui phạm các hệ thống điều khiển tự động và điều khiển từ xa”;
(c) Các trạm điều khiển tập trung cho máy chính như định nghĩa ở Chương 1 của TCVN 6277 : 2003 – “Qui phạm các hệ thống điều khiển tự động và điều khiển từ xa, kể cả các trạm điều khiển đặt trong buồng máy có lắp máy chính.
(2) Nếu có lắp đặt cầu dao để mở tạm thời mạch riêng của các hệ thống phát hiện cháy, phải có phương tiện để chỉ báo trạng thái đó một cách rõ ràng và để tự động hồi phục lại mạch điện sau khi vượt qua khoảng thời gian đặt trước.
(3) Nếu các đầu phát hiện cháy có phương tiện để điều chỉnh độ nhạy của chúng, phải có thiết bị để có khả năng cố định và xác nhận được điểm đặt trước này.
7.4.2. Thiết kế
Hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định theo yêu cầu ở 7.4.2 phải được thiết kế sao cho các đầu phát hiện cháy phải được bố trí ở vị trí sao cho có thể phát hiện nhanh chóng sự tạo thành ban đầu của đám cháy trong bất cứ vị trí nào của các khoang và trong mọi điều kiện hoạt động bình thường của máy cũng như sự biến đổi của hệ thống thông gió như yêu cầu của dải nhiệt độ môi trường có thể xảy ra. Không được phép sử dụng các hệ thống phát hiện cháy chỉ có các đầu phát hiện nhiệt, trừ trường hợp trong các khoang có chiều cao hạn chế cho nên việc sử dụng các hệ thống này là thích hợp. Hệ thống phát hiện cháy phải kích hoạt thiết bị báo động bằng ánh sáng và âm thanh, các tín hiệu báo động bằng ánh sáng và âm thanh này phải khác biệt với các tín hiệu báo động của các hệ thống không phải báo cháy khác và phải báo động ở đủ các vị trí cần thiết để đảm bảo rằng các tín hiệu báo động được nghe thấy và quan sát thấy trên buồng lái và bởi các sĩ quan có trách nhiệm. Nếu buồng lái không có người trực, tín hiệu báo động phải nghe được ở một vị trí có thuyền viên có trách nhiệm đang trực.
7.5. Bảo vệ các buồng sinh hoạt, buồng phục vụ và trạm điều khiển
7.5.1. Hệ thống phát hiện và báo cháy
1. Buồng sinh hoạt, buồng phục vụ và trạm điều khiển của tàu phải được bảo vệ bởi hệ thống phát hiện và báo cháy cố định và/hoặc bởi hệ thống phun nước tự động, hệ thống phát hiện cháy và báo cháy như sau đây, tùy thuộc vào phương pháp bảo vệ được sử dụng phù hợp với 9.2.2. Nếu Đăng kiểm thấy cần thiết, có thể yêu cầu bổ sung các đầu phát hiện khói trong các kênh thông gió.
(1) Phương pháp 1C
Một hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định phải được lắp đặt và bố trí sao cho có thể phát hiện được khói trong tất cả các hành lang, cầu thang và các lối thoát thân trong khu vực các buồng sinh hoạt.
(2) Phương pháp IIC
Một hệ thống phun nước tự động, hệ thống phát hiện cháy và báo cháy có loại được Đăng kiểm duyệt và tuân theo các yêu cầu tương ứng ở Chương 28 phải được lắp đặt và bố trí sao cho có thể bảo vệ các buồng sinh hoạt, bếp và các buồng phục vụ khác, trừ các buồng không có nguy cơ cháy cao như các khoang trống, các buồng vệ sinh v.v. Ngoài ra phải lắp đặt và bố trí một hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định sao cho có thể phát hiện được khói trong tất cả các hành lang, cầu thang và các lối thoát thân trong khu vực các buồng sinh hoạt.
(3) Phương pháp IIIC
Một hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định phải được lắp đặt và bố trí sao cho có thể phát hiện cháy trong tất cả các buồng sinh hoạt và buồng phục vụ, trừ các buồng không có nguy cơ cháy cao như các khoang trống, buồng vệ sinh v.v. Ngoài ra, một hệ thống phát hiện cháy và báo cháy cố định phải được lắp đặt và bố trí sao cho có thể phát hiện khói trong tất cả các hành lang, cầu thang và các lối thoát thân trong khu vực các buồng sinh hoạt.
7.5.2. Các điểm báo cháy bằng tay
Các điểm báo cháy bằng tay phù hợp với Chương 29 phải được lắp đặt trong toàn bộ buồng sinh hoạt, buồng phục vụ và trạm điều khiển. Một điểm báo cháy bằng tay phải được bố trí tại mỗi lối ra. Các điểm báo cháy bằng tay phải luôn có thể tiếp cận được trong các hành lang của mỗi boong sao cho không có phần nào của hành lang cách điểm báo cháy bằng tay hơn 20 m.
7.6. Bảo vệ các khoang hàng
7.6.1. Các hệ thống phát hiện cháy và báo cháy
Phải trang bị một hệ thống phát hiện cháy và báo cháy hoặc một hệ thống tách mẫu khói trong mọi khoang hàng, trừ những khoang hàng phải tuân theo các qui định ở 10.7.1-2.
CHƯƠNG 8 HẠN CHẾ SỰ LAN TRUYỀN KHÓI
8.1. Qui định chung
8.1.1. Mục đích
Mục đích của Chương này là để hạn chế sự lan truyền của khói để giảm đến mức tối thiểu các nguy cơ do khói gây ra. Để thực hiện mục đích này, phải trang bị phương tiện để điều khiển khói trong giếng trời, trạm điều khiển, buồng máy và các buồng bị che khuất.
8.2. Bảo vệ các trạm điều khiển
8.2.1. Bảo vệ các trạm điều khiển bên ngoài buồng máy
Phải có các biện pháp thích hợp cho các trạm điều khiển bên ngoài buồng máy để đảm bảo duy trì được việc thông gió, tầm nhìn và sự không nhiễm khói sao cho trong trường hợp có cháy, các máy móc và thiết bị ở trong đó có thể giám sát được và vẫn hoạt động hiệu quả. Phải có phương tiện cấp khí dự phòng, riêng biệt và các đường dẫn khí vào của hai nguồn cấp khí phải được bố trí sao cho giảm đến mức tối thiểu nguy cơ cả hai đường dẫn khí vào cùng hút khói vào. Nếu được Đăng kiểm chấp nhận, không cần phải áp dụng các yêu cầu này cho các trạm điều khiển đặt trên, hoặc mở ra boong hở, hoặc thiết bị đóng tại chỗ có tác dụng tương tự.
8.3. Thoát khói
8.3.1. Thoát khói từ buồng máy
1. Phải áp dụng các qui định ở 8.3.1 cho các buồng máy loại A và, về nguyên tắc, cho cả các buồng máy khác.
2. Phải bố trí thích hợp để, trong trường hợp có cháy, khói có thể thoát ra khỏi buồng được bảo vệ, thỏa mãn các qui định ở 9.5.2-1. Các hệ thống thông gió thông thường có thể được chấp nhận thỏa mãn yêu cầu này.
3. Phải trang bị phương tiện điều khiển để khói có thể thoát ra, phương tiện điều khiển phải được bố trí bên ngoài khoang liên quan sao cho chúng không bị mất tác dụng khi có cháy trong buồng mà chúng phục vụ.
4. Phương tiện điều khiển nêu ở -3 trên phải được bố trí ở một vị trí điều khiển hoặc được tập trung ở càng ít vị trí càng tốt, thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm. Các vị trí điều khiển đó phải có lối đến an toàn từ boong hở.
8.4. Các điểm chặn gió
8.4.1. Qui định chung
Các không gian khí khép kín đằng sau các trần, tấm, hoặc tấm lót phải được phân chia bởi các tấm chặn gió lắp kín với khoảng cách không vượt quá 14 m. Theo hướng thẳng đứng, các khoang khí khép kín đó, kể cả các khoang đằng sau các tấm lót của cầu thang, kênh dẫn, v.v… phải được đóng kín tại mỗi boong.
CHƯƠNG 9 KẾT CẤU PHÒNG CHỐNG CHÁY
9.1. Qui định chung
9.1.1. Phạm vi áp dụng
1. Những yêu cầu của Chương này nhằm cách ly đám cháy trong khu vực mà nó phát sinh. Do vậy kết cấu phòng chống cháy trên tàu phải thỏa mãn những qui định sau :
(1) Tàu phải được phân chia bởi các vách chống cháy ;
(2) Các kết cấu chống cháy phải được xem xét trên cơ sở nguy cơ cháy của không gian được bảo vệ và các không gian kề cận ; và
(3) Tính nguyên vẹn về chống cháy của kết cấu phải được đảm bảo ở các lỗ khoét và các vị trí có chi tiết xuyên qua.
9.2. Vách chống cháy
9.2.1. Kết cấu chống cháy
Tất cả các loại tàu đều phải được phân chia thành các không gian bằng các kết cấu chống cháy trên cơ sở xem xét nguy cơ cháy của không gian ấy.
9.2.2. Các phương pháp bảo vệ phòng cháy ở buồng sinh hoạt
1. Đối với buồng sinh hoạt, buồng phục vụ và các trạm điều khiển một trong các phương pháp bảo vệ phòng cháy sau đây phải được áp dụng :
(1) Phương pháp IC
Kết cấu của các vách ngăn bên trong buồng sinh hoạt, buồng phục vụ phải là kết cấu không cháy cấp “B” hoặc “C” và nói chung không trang bị hệ thống phun nước, phát hiện và báo cháy tự động ;
(2) Phương pháp IIC
Trong các khoang có khả năng phát ra nguồn lửa, nhìn chung không được giới hạn bởi vách phân chia bên trong, được lắp đặt hệ thống phun nước, phát hiện và báo cháy tự động như qui định ở 7.5.1-1(2) dùng cho mục đích phát hiện và chữa cháy ; hoặc
(3) Phương pháp IIIC
Trong các khoang có khả năng phát ra nguồn lửa , nhìn chung không được giới hạn bởi vách phân chia bên trong, được lắp đặt hệ thống phát hiện và báo cháy cố định như qui định ở 7.5.1(2). Tuy nhiên, diện tích của buồng sinh hoạt được ngăn cách bởi kết cấu cấp “A” hoặc “B” trong bất kỳ trường hợp nào không được vượt quá 50 m2, trừ khi việc tăng diện tích các buồng công cộng được Đăng kiểm chấp nhận đặc biệt.
2. Những quy định đối với việc sử dụng vật liệu không cháy ở kết cấu vách biên của buồng máy, trạm điều khiển, buồng phục vụ, v.v…, và việc bảo vệ các không gian kín phía trên cầu thang và hành lang nói chung phải áp dụng cho cả ba phương pháp quy định ở –1 trên.
9.2.3. Các vách nằm trong buồng sinh hoạt
1. Các vách có kết cấu cấp “B” theo yêu cầu phải được kéo suốt từ boong nọ tới boong kia và tới tôn bao hoặc các vách biên khác. Tuy vậy, nếu kết cấu trần hoặc bọc lót cấp “B” liên tục được đặt ở cả hai phía của vách thì kết cấu cấp “B” của vách thì vách có thể kết thúc tại các trần hoặc sàn liên tục. Các vách không được yêu cầu là kết cấu cấp “A” hoặc “B” trong Chương này hoặc chương nào khác thì phải được kết cấu như sau :
(1) Phương pháp IC
Các vách này này ít nhất phải là kết cấu cấp “C”.
(2) Phương pháp IIC
Không có giới hạn về kết cấu của các vách này trừ các trường hợp kết cấu vách yêu cầu phải là cấp “C” trong Bảng 5/9.1.
(3) Phương pháp IIIC
Không có giới hạn về kết cấu của các vách này trừ các trường hợp kết cấu vách yêu cầu phải là cặp “C” trong Bảng 5/9.1.
2. Ngoài ra để thỏa mãn yêu cầu riêng đối với tính nguyên vẹn chống cháy của các vách và boong, tính nguyên vẹn chống cháy tối thiểu của các vách và boong, các yêu cầu trong Bảng 5/9.1 và 5/9.2 phải được áp dụng tương ứng đối với các vách và boong phân chia các không gian liền kề. Để xác định được tiêu chuẩn nguyên vẹn chống cháy phù hợp áp dụng cho các kết cấu phân chia các không gian liền kề, các không gian như vậy được phân loại theo nguy cơ cháy như các dạng nêu ở từ (1) đến (11) dưới đây. Nếu có sự nghi ngờ về loại của không gian do bản chất và công dụng của một không gian theo qui định ở Chương này hoặc có thể định được hai hoặc nhiều loại cho một không gian thì phải lấy theo loại tương đương có các đặc tính theo qui định sát nhất. Các buồng kín và nhỏ hơn, nằm trong không gian đó và có các lỗ khoét thông sang nhỏ hơn 30% thì phải được xem là không gian riêng. Tính nguyên vẹn chống cháy của các vách và boong bao quanh buồng nhỏ hơn đó được lấy như ở Bảng 5/9.1 và 5/9.2. Tên của mỗi loại được chọn phải điển hình hơn trong số các loại đưa ra. Chữ số trong ngoặc hơn phía trước mỗi loại được dùng để tra theo hàng và cột trong các bảng.
Bảng 5/9.1 Tính chịu lửa của các vách ngăn các khoang kề nhau
Các khoang |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
|
Trạm điều khiển |
(1) |
A-0e |
A-0 |
A-60 |
A-0 |
A-15 |
A-60 |
A-15 |
A-60 |
A-60 |
* |
A-60 |
Hành lang và lối đi |
(2) |
|
C |
B-0 |
A-0c B-0 |
B-0 |
A-60 |
A-0 |
A-0 |
A-0 |
* |
A-30 |
Buồng sinh hoạt |
(3) |
|
|
Ca,b |
A-0c B-0 |
B-0 |
A-60 |
A-0 |
A-0 |
A-0 |
* |
A-30 |
Cầu thang |
(4) |
|
|
|
A-0c B-0 |
A-0c B-0 |
A-60 |
A-0 |
A-0 |
A-0 |
* |
A-30 |
Buồng phục vụ có nguy cơ cháy thấp |
(5) |
|
|
|
|
C |
A-60 |
A-0 |
A-0 |
A-0 |
* |
A-0 |
Buồng máy loại A |
(6) |
|
|
|
|
|
* |
A-0 |
A-0g |
A-60 |
* |
A–60f |
Buồng máy khác |
(7) |
|
|
|
|
|
|
A-0d |
A-0 |
A-0 |
* |
A-0 |
Khoang hàng |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
* |
A-0 |
* |
A-0 |
Buồng phục vụ có nguy cơ cháy cao |
(9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
A-0d |
* |
A-30 |
Các boong hở |
(10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A-0 |